Lãi suất tiết kiệm giảm nhanh và dồn dập từ tháng 4, thậm chí về thấp hơn Covid-19, nhưng đà giảm vẫn chưa dừng lại. Khảo sát của VnExpress🌼 với 34 ngân hàng trong nước cho thấy, có hơn 20 ngân hàng giảm tiếp lãi suất trong khoảng một tháng gần đây.
ꦆĐan xen với xu hướng giảm, vẫn có một vài nhà băng điều chỉnh tăng ở một vài kỳ hạn, nhưng mức tăng không đáng kể.
෴Hiện, hầu hết nhà băng đã đưa lãi suất niêm yết cao nhất về dưới 6% một năm. Chưa đến 10 đơn vị còn trả lãi từ 6% một năm trở lên gồm PVComBank, BaoVietBank, DongABank, VietABank, Oceanbank, CBBank và HDBank, Saigonbank.
Tín dụng khó cho vay cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, kéo lãi suất﷽ huy động xuống đáy. Hiện, lãi suất duy trì vùng thấp và dư địa giảm theo lãnh đạo ngân hàng, cũng không còn nhiều xét trong mối tương quan với các chỉ số vĩ mô như lạm phát, tỷ giá.
🦹Năm ngoái, các nhà băng chạy đua dự phòng thanh khoản kéo lãi suất huy động có thời điểm lên 11-12% một năm. Và lãi suất tiết kiệm đã nhanh chóng hạ nhiệt từ tháng 4 năm nay nhưng theo giới ngân hàng, các khoản tiền huy động với lãi suất cao từ cuối năm ngoái vẫn chưa đáo hạn khiến họ vẫn phải gánh chi phí vốn trung bình cao.
꧋Trong cuộc họp gần đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói, hiện lãi suất cho vay đã về bằng so với trước dịch Covid-19, thậm chí thấp hơn 0,3%. Theo dữ liệu của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay trung bình giai đoạn 2017-2018 khoảng 8,86 - 8,91% một năm.
꧟Ghi nhận thực tế, các khoản cho vay mới tại các nhà băng cũng đã giảm 1-3% so đầu năm, về quanh 7-10%, còn khoản vay cũ (lãi suất thả nổi), neo quanh 11-14% một năm.
Dưới đây là mức lãi suất tiết kiệm ngân hàngℱ sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với khách quen, VIP, gửi tiền giá trị lớn.
Quỳnh Trang