Theo báo cáo thị trường trái phiếu tháng 7 của Công ty Chứng khoán MB (MBS), từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã phát hành 96.200 tỷ đồng trái phiếu, tăng 14ꦫ0% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đợt phát hành có lãi suất bình quân 5,4% một năm, kỳ hạn 4 năm.
Việc tăng phát hành trái phiếu trở lại, theo MBS, sẽ giúp các ngân hàng huy động vốn trung - dài hạn ổn định, phục vụ cấp tín dụng nửa cuối năm. Một số ngân hàng thương mại tư nhân phát hành trái phiếu có giá trị lớn thời gian qua là Techcombank (17.000 tỷ đồng), ACB (12.700 tỷ), MB (8.900 tỷ).
Nhóm ngành bất động sản có giá trị phát hành cao thứ 2 toàn thị trường từ đầu năm, đạt 32.600 tỷ đồng. Lãi suất trung bình của trái phiếu bất động sản ở mức 12% một năm, kỳ hạn bình quân 2,7 năm. Mức này cao gấp đôi so với lãi suất bình quân của nhóm ngân hàng kể trên. Hiện lãi suất tiết kiệm đã vượt 6% một năm tại nhiều nhà băng. Tuy nhiên, phần lớn 💜mức huy động trê🧸n 6% trở lên chỉ xuất hiện ở các kỳ hạn gửi dài 15-24 tháng.
Các doanh nghiệp địa ốc phát hành giá trị lớn từ đầu năm nay, như Công ty CP Vinhomes (12.500 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup (10.000 tỷ) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hải Đăng (2.500 tỷ đồng).
Theo dữ liệu Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA), từ đầu năm, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 160.000 tỷ đồng, trong đó có gần 11.800 tỷ đồng phát hành ra công chúng và 148.900 tỷ đồng là riên🤪g lẻ.
Song, tình hình thanh toán nghĩa vụ tài chính với trái chủ của các doanh nghiệp vẫn chưa khả quan. Tro💯ng tháng 7, thêm 3 đơn vị công bố chậm thanh toán gốc, nâng tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp, th💎eo MBS.
Hiện nay tổng ⛎giá trị trái phiếu chậm thanh toán ước khoảng 209.800 tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ toàn thị trường, trong đó nhóm bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 68%. MBS ước tính hơn 95.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm, trong đó bất động sản chiếm 65%, ngân hàng là 15% giá trị đáo hạn.
Phương Dung