Trả lời:
CO là kẻ sát nhân thầm lặng, không màu, không mùi, không v👍ị và khó phát hiện. Ở mức độ nhẹ, người bệnh bị đau đầu, buồ꧃n nôn, nôn ói, hoa mắt, khó thở. Ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người...
Khí CO từ các đám cháy không chỉ gây nguy hiểm cho các nạn nhân trực ti𝔉ếp mà còn phát tán ra không khí, ảnh hưởng người xung quanh. Ngoài ra, một số đám cháy còn sinh ra khí HCN, photgen... rất độc với con người. Nếu không phát hiện, khí CO còn ngấm vào máu, gây tổn thương các cơ quan như hủy cơ, suy thận, suy gan.
Do đó, khi thoát khỏi đám cháy, bạn cần đến🐭 bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, đề phòng có bất thường.
Để hạn chế hít phải khí độc khi xảy ra hỏa hoạn, bạn nên thấm ướt khăn, giẻ rồi che kín mặt, mũi để hạn chế hít phải khí độc. Cách này giúp duy trì sự sống, hạn ch🐟ế ngạt khí trong thời gian đợi người cứu hộ. Bạn có thể đeo mặt nạ chống độc (nếu có). Nếu xác định vượt qua lửa thì cần trùm chăn hoặc vải ướt lên người, tránh lửa bén vào quần áo gây bỏng.
Lấy giẻ, khăn bịt kín lỗ hổng﷽ ngăn không cho khói vào phòng, chờ cứu hộ. 𝐆Có thể chạy ra cửa sổ, ban công ra hiệu và gọi điện cho cảnh sát.
Có thể dùng tấm đệm gác lên cửa sổ hoặc ban công, tưới nước ướt tấm đệm, tạo thành cái ✅mái để khói di chuyển lên trên, 𝓰còn mình trú bên dưới tấm đệm, giúp hạn chế hít khói độc.
Khi di chuyển cần cúi khom lưng và men theo tường để di chuyển ra ngoài. Xác định khu vực an toàn và khu vực cháy, tuyệt đối không thoát ra bằng lối cầu thang hay trố💃📖n vào nhà vệ sinh. Tuyệt đối không trốn trong không gian kín, bởi nguy cơ ngạt khí cao và khiến tử vong nhanh hơn.
Người dân có thể dùng đồ vải nối lại để leo xuống đất, tuy nhiên biện pháp này rất 𝐆nguy hiểm. Không nên nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự♑ cho phép và hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng.