Khoảng thời gian chờ đợi giữa cuộc 🉐phỏng vấn và nhận kết quả luôn rất căng thẳng, thường do "bạn và công ty không có cùng cảm giác cấp bách," John Lees, Chiến lược gia nghề nghiệp ở Anh, tác giả quyển "Get Ahead in Your New Job", cho biết.
Trong lúc bạn chỉ chú ý đến kết quả tuyển dụng, công ty lại có rất nhiều việc khác phải giải quyết. Lees cảnh báo, trong thời gian này, bạn có nguy cơ thực hiện những hành✤ vi "phản tác dụng", bao gồm nghi ngờ khả năng bản thân, khiến nhà tuyển💎 dụng tiềm năng thấy thất vọng, và có lẽ tệ nhất là không tiếp tục tìm việc.
Dù 📖không kiểm soát được quyết định tuyển dụng, bạn cũng không bất lực, theo John Sullivan, Giáo sư chuyên ngành quản lý tại Đại học San Francisco và là tác giả quyển "1000 Ways to Re✤cruit Top Talent". Ông cho biết, có vài "hành động ngay lập tức sau cuộc phỏng vấn có thể mang đến cho ứng viên lợi thế cạnh tranh".
Nói lời cám ơn
Nhiệm vụ cấp bách nhất sau cuộc phỏng vấn là cảm ơn những người dành thời gian trò chuyện cùng bạn. Theo Sullivan, nó thể hiện bạn rất yêu thích và chắc chắn bạn muốn công việc này. Ông c♛ũng khuyên nên cá nhân hóa thông điệp bằng cách "đề cập đến điều gì đó tích cực xảy ra trong cuộc phỏng vấn".
Nếu như cuộc phỏng vấn diễn ra ở văn phòng công ty, bạn có thể gửi ♏lời cám ơn bằng thư theo cách truyền thống. Điều này mang lại mối giao thiệp thân tình, hòa nhã. Nếu như cuộc phỏng vấn diễn ra qua mạng, tốt nhất bạn nên tiếp tục dùng phương thứ🐷c giao tiếp bằng kỹ thuật số.
Nếu không có thông tin liên hệ của người phỏng vấn nhưng lại có liên lạc với người sắp xếp cuộc phỏng vấn, bạn có thể gửi email cho ng♓ười đó để bày tỏ sự cảm ơn đến họ và người phỏng vấn. Chắc chắn đề cập đến những người p𒁏hỏng vấn bạn bằng tên và viết lời nhắn với giả định nó có thể được chuyển đi. Bạn cũng có thể kết nối với những người phỏng vấn trên Linkedln và gửi lời cám ơn.
Gửi tài liệu bổ sung
Ngoài lời cám ơn, bạn nên gửi thêm tài liệu bổ trợ, bao gồm các ví d🐲ụ về công việc từng nêu trong cuộc phỏng vấn. "Việc gửi thêm thông tin có thể khiến cho hồ sơ của bạn ﷺthêm thuyết phục và giúp ảnh hưởng đến quyết định của họ", Sullivan nói.
Tương tự, Lees cũng khuyên bạn nên gửi một bài báo phù hợp với công ty. Đó có thể về công nghệ công ty đang xem xét áp dụng, về cách đại dịch đang tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty hay vài xu hướng có liên quan khác. Với việc🃏 làm như vậy, "bạn đang thể hiện một cách tinh tế, ‘tôi hiểu nhu cầu của công ty'".
Đừng quá hối hận
Sau cuộc phỏng vấn, việc nghiền ngẫm nh𝄹ững sai lầm và các câu hỏi bạn không trả lời tốt là điều tự nhiên. "Mọi người bước ra khỏi phòng phỏng vấn thường nghĩ, ‘ước gì tôi trả lời theo cách này thay vì cách đó', Lees nói. Trong tiếng Pháp, có một thuật ngữ gọi là "esprit d’escalier" (cầu thang tinh thần hay tinh thần thông thái đi theo bậc thang), nghĩa là trạng thái sáng suốt quay trở lại khi sự việc hay cơ hội đã trôi qua. Và vì vậy, ta dễ hối hận khi nghĩ lại một điều gì.
Nếu bạn rất muốn liên lạc lại người tuyển dụng để trả lời l🌠ại câu hỏi phỏng vấn thì điều khôn ngoan là nên kiềm chế cảm giác đó. Dù câu trả lời trau chuốt có thể cung cấp thông tin hữu ích cho người tuyển dụng, nhưng mặt trái là nó cũng sẽ biểu lộ rằng bạn quá cần việc. Câu trả lời hoàn hảo khó có thể trở thành mấu chốt giúp nhận được kết quả tốt hay xấu, vì thế tốt hơn hãy chấp nhận buổi phỏng vấn đã qua.
Theo Lees, ngoại lệ duy nhất cho quy tắc này là khi bạn có🌱 thứ gì đó đặc biệt hữu ích bổ sung cho cuộc phỏng vấn. Ví dụ, nếu có thể liên kết phần dẫn chứng liên quan về bản thân với nhu cầu công ty, bạn nên mạnh dạn nói ra. Ví dụ như, "tôi thực sự thích cuộc trò chuyện của chúng ta và đây là thông tin khác bạn có thể muốn biết về tôi", Lees nói và khuyên nên có thái độ "ấm áp, chuyên nghiệp, n𝓀gắn gọn."
Tìm kiếm sự phân tâm tích cực
Chờ kết quả tuyển dụng có thể khiến bạn căng thẳng, nhưng hãy cố gắng đừng quá chú tâm vào điều này. Trong khi chờ đợi, hãy tìm cách giúp phân tâm một cách tích cực như trau ꦜdồi sở thích, tập thể dục, đọc quyển sách mình yêu thích...
Lees cũng khuyên nên dành thời gian với bạn bè và đồng nghiệp, những người "nâng cao hình ảnh bản thân bạn"ꦡ. Trò chuyện cùng những người trong mạng lưới nghề nghiệp của bạn về công việc. Hỏi họ về những sai lầm mà các ứng viên khác mắc phải trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn có thể học hỏi được nhiều điều về cách không "tỏ vẻ cần việc hay giao tiếp quá mức," Lees cho hay.
Thẩm định chi tiết
Một cách khác để vượt qua thời gian chờ kết quả là tìm hiểu liệu bạn có thực sự muốn công việc này hay không, nếu được tuyển dụng. Lees cho biết bạn có thể âm thầm "thông qua các mối liên hệ trong ngành tìm hiểu thêm về công việc và cô🌺ng ty này". Tất nhiên, "nếu được tuyển dụng, bạn có thể thúc đẩy việc đó" bằng các thẩm định chi tiết hơn, vì bạn sẽ cần đến cho quyết định có nên nhận việc hay không.
Theo Sullivan, đây là thời điểm tốt hoàn thiện 𓆉các tiêu chí nhận việc của bạn. Đặt ra các yêu cầu về mức lương tối thiểu và phát triển kế hoạch thương lượng các chi tiết ♚công việc quan trọng khác.
Luôn sẵn sàng cho những cơ hội khác
Bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho những tin tiêu cực, Lees nói. Có hàng tá lý do trong việc bạn không đượ🐷c tuyển dụng. Công ty có thể thay đổi hướng phát triển; có thể việc tuyển dụng bị đóng băng hay vài quản lý cấp cao có thể quyết định không muốn tuyển nhân viên cho vị trí này nữa⛎.
Vì vậy, bạn cần tiếpꦓ tục tìm kiếm các cơ hội khác. "Hãy suy nghĩ cách làm dịu ảnh hưởng của việc bị từ chối," ông nói. Nếu bạn sắp có cuộc phỏng vấn khác, thất bại này sẽ ít ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đã dừng, cảm giác sẽ tệ hơn.
Thận trọng về thời điểm hỏi kết quả
Chờ bao lâu để🍌 hỏi kết quả luôn là một cân nhắc khó khăn. "Bạn không muốn thuộc kiểu cầu xin việc làm," Lees nói, và hỏi kết quả thường xuyên có thể khiến bạn ở trong vị thế thương lượng tệ hơn.
Vì vậy, trong buổi phỏng vấn cuối cùng, Sullivan khuyên bạn nên hỏi những người quản lý tuyển dụng 🅰về mất bao lâu để có kết quả. "Và nếu họ nói một tuần, hãy tăng gấp đôi thời gian chờ, vì mọi việc luôn mất nhiều thời gian hơn dự định," ông nói. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ trong khung thời gian họ nói, nhằm thể hiện bạn vẫn quan tâm đến công việc, nhưng "hãy tôn trọng và không thúc ép".
Một email thể hiện điều gì đó đại khái như "không cần phản hồi, tôi chỉ muốn bạn biết tôi vẫn còn quan tâm đến cô💃ng việc đó," có thể giúp bạn tạo ấn tượng so với các ứng viên k🧸hác.
Phiên An (theo Harvard Business Review)