Ra mắt năm 🤪ngoái, "Bản giao hưởng Sơn Đoòng" chiếu giờ vàng trên truyền hình Việt Nam chẳng mấy ai xem. Bộ phim gần như bị công chúng trong nước bỏ qua chỉ vì nó là một bộ phim tài liệu khoa học, chìm nghỉm giữa những liveshow hoành tráng rầm rộ.
Ngồi với vài người bạn tham gia vào đoàn làm p𒐪him này, họ thở dài với tôi: "Truyền thông, tất cả là truyền thông". Khi nghe vậy, tôi không hiểu lắm. Cái hang Sơn Đoòng đẹp như thế, lên phim hấp dẫn như thế, sao lại phải cần đến truyền thông mới được quan tâm? Mà truyền thông cho cái gì mới được chứ?
Chỉ khi kênh truyền hình ABC dành một nửa chương trình Chào buổi sáng nước Mỹ để truyền hình trực tiếp hình ảnh bên trong Sơn Đoòng, thì tôi mới có câu trả lời. Người Việt mới sôi sục lên cùng người Mỹ. Liên tiếp những ngày sau đó, các bạn bè của tôi đua nhau chia sẻ đoạn phim do truyền hình Mỹ quay. Công chúng trong nước phát sốt không chỉ vì Sơn Đoòng đẹp, mà bởi vì truyền hình Mỹ, công chúng Mỹ đánh giá Sơn Đoòng đẹp. Đó là đồ hiệu. Đó là sự mất thiêng của những ông bụไt chùa nhà.
Vậy thì một cách khách quan phải nhìn nhận rằng, Sơn Đoòng đang nổi tiếng vì truyền thông, hơn là được lên ngôi vì g🀅iá trị hay là một phát hiện mới mẻ. Các nhà thám hiểm Anh đã đưa nó vào danh sách những hang động đẹp nhất thế giới cách đây 3 năm, sau một chuyến thám hiếm hết sức chuyên nghiệp và không kém phần rình rang. Trước cả người Anh, ông Hồ Khanh đã tìm ra hang Sơn Đoòng cách đây cả th🍃ập kỷ.
Bây giờ thì dư luận chia làm hai. Một phe cả quyết rằng cần phải lấy Sơn Đoòng làm đòn bẩy cho du lịch Việt Nam. Nhân khi thế giới đang xôn xao, cần tung ra chiến dịch quảng bá du lịch, lấy Sơn Đoòng làm trọn๊g tâm, cùng với tân kỳ quan thiên nhiên thế giới đã được hàng triệu người bầu chọn (vịnh Hạ Long), kéo hết du khách đến vùng Đông Nam Á về Việt Nam. Muốn vậy, đương nhiê🌠n là phải khai thác Sơn Đoòng tối đa, tạo ra tổ hợp du lịch tại chỗ.
Ở chiềജu ng♋ược lại, nhiều người phản đối kịch liệt việc đưa Sơn Đoòng vào khai thác dưới bất cứ hình thức nào. Đó là một kho báu nguyên sơ, và ngay khi người ta đổ xô đến đấy theo một phong trào thám hiểm lấy thành tích, thì chỉ một thời gian ngắn thôi, nơi ấy sẽ ngập trong rác, nát bét bởi những vết khắc tỏ tình lên đá, bị bẻ cho đến mảnh thạch nhũ cuối cùng.
Theo tôi thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, bạn – một người Việt Nam – thực sự c൲ó nhu cầu thám hiểm hang Sơn Đoòng hay không và vì sao? Bởi vì trước khi Sơn Đoòng được phát hiện, thì có vô số hang động đẹp tuyệt trần trải từ Nam chí Bắc đã được mở cửa rộng rãi cho du khách từ rất lâu. Ông Howard Limberd, người đã giới thiệu Sơn Đoòng với thế giới, dành hơn 25 năm thám hiểm khắp Việt Nam. Chỉ riêng tại Quảng Bình, vợ chồng ông đã phát h🃏iện tới 200 hang động chưa từng được biết đến. Mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, ông tìm ra thêm 300 hang nữa. Vậy thì nhu cầu thám hiểm hang động của người Việt Nam chúng ta có cao đến mức nhất định phải vào bằng được Sơn Đoòng hay không?
Trong một lần đến thăm động Phong Nha - Kẻ Bàng, tôi ngỏ ý với hướng dẫn viên là dành hẳn vài ngày để đi tận sâu vào🌱 trong, khám phá hết vẻ đẹp của hang động này. Hướng dẫn viên tỏ ra rất ngạc nhiên, vì trước nay hầu hết mọi người đến Phong Nha - Kẻ Bàng đều chụp ảnh bên ngoài, đi lòng vòng ở hang phía ngoài, sau đó đi về và kêu mỏi chân. Trong suốt bao nhiêu năm đưa Phong Nha – Kẻ Bàng vào khai thác du lịch, số người đi đến tận cùng hang động này đếm trên đầu ngón tay🌞 và đều là các nhà thám hiểm hang động chuyên nghiệp quốc tế.
Chúng ta sẽ làm gì với Sơn Đoòng? Đó là câu hỏi khó trả lời. Nhưng điều đáng thất vọng hơn là ngay cả câu hỏi "Sơn Đoòng có giá trị như thế nào?" cũng chưa hề được trả lời thấu đáo. Ba năm sau khi đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh công bố chuyến thám hiểm của họ với một số nhận định cơ bản về địa chất và hệ sinh thái, đó vẫn là những số liệu khoa học duy nhất về Sơn Đoòng. Chưa có thêm bất kỳ một cuộc nghiên cứu thực địa quy mô và có kết quả công bố của các nhà khoa học Việt Nam. Trong൩ khi đó, rất nhanh nhạy, Sơn Đoòng đã được khai thác 3 năm qua rồi, độc quyền bởi một công ty lữ hành quốc nội với giá tour lên tới hơn 3.000 đôla mỗi người và đã kín chỗ cho đến hết năm 2016.
Không mấy người biết rằng, trong tháng 4 vừa rồi, tỉnh Hà Giang đã p🎃hát hiện ra một hang đá với vô số thạch nhũ tuyệt đẹp, ngay tại cao nguyên đá Đồng Văn. Hết sức tỉnh táo, lãnh đạo địa phương này quyết ඣđịnh đóng cửa hang, cho người canh giữ, cấm tuyệt đối các tổ chức cá nhân tự động vào hang. Việc làm này để bảo vệ sự nguyên sơ của hang đá, cho đến khi chính quyền tỉnh Hà Giang tìm được hướng khai thác du lịch hợp lý mà không gây ra những tác động xấu.
Chúng ta, từ cơ quan quản lý cho tới từng cá thể gộp lại thành cái gọi là "công chúng", đã chuẩn bị đầy đủ tâm thế để đón nhận một bảo vật trời b🦄an là Sơn Đoòng hay chưa? Trả lời câu hỏi đó cũng là trả lời câu hỏi "Chúng ta sẽ làm gì với Sơn Đoòng?"
Nếu bạn vẫn cho rằng, mình là một người yêu thiên nhiên, thích khám phá và nhất định sẽ phải thám hiểm hang Sơn Đoòng danh tiếng, thì tôi hy vọng ngay từ đầu bạn đã biết rằng, Sơn Đoòng không có nghĩa là “Hồ trên núi”. Nó là một từ ghép, trong đó chữ “Sơn” có nghĩa là núi, còn “Đoòng” thì chỉ là tên một bản Vân Kiều gần đó, nơi ôn🧜g Hồ Khanh, người tìm ra hang Sơn Đoòng, sinh sống. “Hồ trên núi” là tên quán cà phê của ông Hồ Khanh.
Gia Hiền