Người gửi: Thuỷ
Gửi tới: Ban Đời sống
Tiêu đề: Người mẹ đi làm cần phải biết khắc phục khó khăn
Tôi thấy mọi người chưa hiểu rõ bài viết của chị Hạnh đã vội vàng phản đối. Tôi cũng đang có con và sinh sống ở Pháp. Xin nói ngay để các bà mẹ ở trong nước hiểu rằng: Nếu các chị ở Việt Nam sinh con và đi làm khổ một thì các bà mẹ xa xứ như 🅺chúng tôi khổ mười. Chúng tôi ai cũng đều phải xoay xở một mình từ A đến Z, vật chất không phải ai cũng đầy đủ, tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚinh thần thì thật là thiếu hụt, kinh nghiệm chăm con hầu như không có mà cũng chẳng có ai để chia sẻ, đồ ăn thức uống không hợp, nhất là trong giai đoạn cần bồi bổ này.
Sinh con thì sinh con nhưng có công ăn việc làm đã là cả một sự may mắn, chẳng ai dám mang công ăn việc làm ra mà mặc cả. Ý chị Hạnh là không phải nước phát triển nào cũng cho các bà mẹ nghỉ từ 6 tháng đến✃ 1 năm, thậm chí các ông bố cũng được nghỉ theo như bạn nào đó nói. Vì thế, mọi người không nên mang những điều không có căn cứ trên để so sánh.
Và ý thứ hai của chị Hạnh là chúng ta có thể duy trì được chế độ 🔯bú mẹ của bé nếu quyết tâm. Tôi xin lỗi khi phải nói thế này, ngoại trừ những người thật sự có hoàn cảnh khó khăn, nhiều phụ nữ ở Việt Nam chưa thật chủ động, linh hoạt trong điều kiện giới hạn của mình. Thật sự các chị đã thử hết cách chưa, đã sẵn sàng xoay xở để điều chỉnh giữa cuộc sống và công việc hay chưa? Tôi thấy nhiều phụ nữ buôn bán đã tự điều chỉnh rất tốt để tiếp tục công việc sớm nhất sau khi sinh con. Vậy là khi chúng ta tự làm việc cho mình lại là chuyện khác, không có gì phải kêu ca cả, còn khi đã là người làm công ăn lương thì phải đòi quyền lợi à?
Chúng tôi ở đây sinh con, chỉ có thời gian trong nhà hộ sinh là được nghỉ hoàn toàn, còn khi về đến nhà là trăm việc đều đến t♈ay; con cò🐓n đỏ hỏn chưa đầy 1 tuần tuổi đã phải đẩy đi chợ, làm giấy tờ, đi tới đi lui. Về nhà, chúng tôi phải dọn dẹp, nấu nướng giặt giũ không ngơi tay đến nửa đêm, đêm thì thức dỗ con, làm gì có ai giúp. Chồng thì còn phải đi làm để lấy tiền nuôi gia đình nên không nỡ bắt anh ấy phải chia sẻ thêm với mình nữa.
Còn ở nhà thì sao, đẻ xong đứa con là được coi như người anh hùng, bà nội một bên, bà ngoại một bên, kiêng thứ nọ, ăn thứ kia..., có khi còn thuê người giúp việc nữa, thậm chí tắm cho con mình cũng phải thuê người. Nhiều thói quen, tập quán từ lâu đời tập cho bà mẹ trẻ tính ỷ lại, không thích hợp với nhịp sống công nghiệp, nhất là những người có điều kiện một chút. Thế rồi người không có điều kiện b💝ằng lại lấy đó để so bì để thấy rằng mình khổ sở...
Còn ai đó kể những cảnh khổ khi có con mọn phải đi làm, đổ sữa đi 🗹mà con không đưꦛợc bú thì, nói ra hơi tàn nhẫn, nhưng ở đâu cũng như thế cả. Những bà mẹ bên này phải đi bán hàng rong ngoài chợ dưới thời tiết âm hơn chục độ mà phải mang con theo để cho bú thì cũng khổ không kém.
Nói tóm lại, được ở nhà trông con thì ai cũng thích. Nếu ở Việt Nam có thể sớm áp dụng được chế độ nghỉ đẻ ít nhất là 6 tháng hay một năm thì chúng tôi càng mừng cho các chị em ở nhà. Nhưng trong lúc chờ chính sách t🐲hay đổi, có n𒁃hững cách khắc phục khó khăn mà chúng ta nên để tâm tìm hiểu trước khi phản ứng.
Tôi dám chắc là phần lớn các bà mẹ ở nhà không nghĩ đến cách vắt sữa để tủ lạnh (có thể bảo quản an toàn tuyệt đối trong v🔯òng 8 giờ, thậm chí nếu cho vào ngăn đá sẽ bảo quản được lâu hơn). Và tôi cũng tin rằng những người mẹ ở thành phố có công ăn việc làm, việc có một cái tủ lạnh để hạn chế chợ búa đi lại không phải là quá khó khăn trong thời đại ngày nay. Chúng ta chưa nói rộng ra đến điều kiện xã hội, công nghệ hiện đại chế biến bảo quản thức ăn... như bạn nào đó nói. Chỉ riêng phạm vi hạn hẹp là cho con bú đến 6 tháng𝓡 như chủ đề của diễn đàn này thì tủ lạnh đã là một giải pháp, tất nhiên là đối với người mẹ đủ và thừa sữa. Còn những người mẹ vốn dĩ đã không đủ sữa thì chịu, tốt nhất là nên cho ăn thêm ngoài để đảm bảo số lượng và chất lượng.
Có con là cả một sự thay♕ đổi lớn, đòi hỏi sự hy sinh của người mẹ. Chúng ta nên tìm hiểu trước các chế độ chính sách, kinh nghiệm của những người đi trước, hình dung cách tổ chức cuộc sống sau khi có con để chủ động xoay xở trước khi nhận được sự giúp đỡ quan tâm của người khác.