Theo khoản 1, 2 Điều 139 Bộ luật Lao ꦗđộng về nghỉ thai sản, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm💖 xã hội.
Các quy định của Bộ luật lao động liên quan đến chế định thai sản đều hướng tới mục tiêu bảo vệ lao động nữ như người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 thá꧂ng tuổi (kꦰhoản 3 Điều 137).
Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hư🌌ởng đủ tiền lương theo hợp đồ🌜ng lao động(khoản 4 Điều 137).
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng 🐽xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động(khoản 1 Điều 138)...
Khoản 4 Điều 139 quy định trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất đượꦺc 4 tháng với các điều kiện: người lao động phải báo trước; người sử dụng lao động ♕đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưở♉ng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bả♒o hiểm xã hội.
Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động quy định, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng ♏lao động nào và ở bất kỳ nơi𝕴 nào mà pháp luật không cấm.
Do vậy, về nguyên tắc pháp luật không cấm người lao động làm việc cho nhiều doanh nghiệp cùng lúc (trừ trường hợp các b𝄹ên có thỏa thuận như cấm người lao động làm việc cho các doanh nghiệp đối thủ...) nhưng người lao động phải tuân thủ thời giờ làm việc cũng như các nghĩa vụ khá♋c của người lao động đối với mỗi doanh nghiệp được thể hiện trong hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hiện người lao động đi làm việc cho một doanh nghiệp mới trong thời gian nghỉ thai sản thì chỉ có t𝔉hể xem xét trách nhiệm của người lao động khi hợp đồng lao động có quy định cấm hoặc người lao động đã viết cam kết không làm việc cùng lúc cho doanh nghiệp 𝔉đối thủ.
Tuy nhiên, qua v💃iệc này thì người sử dụng lao động có thể đánh giá mức độ gắn bó, tin cậy cũng như việc đãi ngộ, cất nhắc đối với người lao động trong thời gian còn lại của hợp đồng lao động. Chị Huyền nên cân nhắc tất cả các yếu tố này để đưa ra quyết định phù hợp.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội