Số liệu chính thức vừa được công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7 tăng 79,6%. T♋ốc độ này tăng nhẹ so với tháng 6 và là cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào khủng hoảng do ꦅcuộc thử nghiệm chính sách kinh tế của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan năm ngoái. Tháng 9/2021, ông yêu cầu Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ giảm lãi suất, thay vì nâng, khi giá cả đang tăng tốc. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi để hạ nhiệt lạm phát, Thổ Nhĩ Kỳ lại làm điều ngược lại.
Lãi suất thấp có thể thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng sẽ kéo giá cả lên cao nh⛦ờ kích cầu. Lﷺãi suất thực (đã điều chỉnh theo lạm phát) tại đây hiện là -64,4%.
Dù vậy,♋ ông Er♓dogan liên tục trấn an người dân, yêu cầu họ "kiên nhẫn" và cam kết giá cả sẽ giảm trở lại trong năm sau. Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ hiện dự báo lạm phát về 40% trong tháng 7/2023 – thời điểm ông đối mặt với cuộc bầu cử đầy thách thức.
Erdogan cũng vẫn bảo vệ chính sách tiền tệ của mình, khẳng định giảm lãi sẽ kéo lạm phát xuống và tăng xuất khẩu. Ông cho rằng các vấn đề kin🦹h tế của họ 💖là do tác động từ bên ngoài.
Các lãnh đạo đảng đối lập và nhiều người dân nước này thì không mấy tin tưởng số liệu chính thức. Một đảng đối lập tuần này tuyên bố lạm phát ở Istanbul lên tới gần 100%. Giới chuyên gia cũng cღho rằng lạm phát tại đây chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
"Chúng tôi c🥂hưa thấy dấu hiệu ổn định về vĩ mô tại Thổ Nhĩ Kỳ, do chính sách vĩ mô kỳ lạ hiện tại. Vì vậy, chúng tﷺôi đề xuất hạn chế đầu tư vào tài sản nước này", Nenad Dinic - chiến lược gia cổ phiếu tại Bank Julius Baer cho biết.
Hà Thu (theo AFP, Bloomberg)