Tại Diễn đàn quốc tế hóa giáo dục đại học (FIHE) do Đại học Ngoại thương, Hà Nội, tổ chức chiều 5/11, GS Yoo Taek Lee, Hiệu trưởng trường Endicotte, Đại học Woosong, chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến hiệu qu🌠ả.
Khi còn công tác tại Đại học Boston, Mỹ, GS Yoo đã cùng đồng nghiệp cân nhắc việc quay video bài giảng để những sinh viên không tham gia lớp học có thể xem lại. Tuy nhiên, việc này ba năm vẫn không thể triển khai vì🦂 chưa thống nhất được cách làm. Thế nhưng khi Covid-19 xuất hiện tại Hàn Quốc, chúng tôi nhận được email vào thứ sáu, yêu cầu thứ hai tuần sau phải triển khai học online. "Điều ba năm không thể làm, chúng tôi lại hoàn thành trong ba ngày. Môi trường buộc chúng ta phải thay đổi", ông nói.
Tuy nhiên, ông nhận ra học trực tuyến không phải lúc nào cũng thành công sau khi nghiên cứu chương trình EdX của Viện Công nghệ Massachusett, Mỹ. Sinh viên đăng ký h🐠ọc trực tuyến rất đông, nhưng chỉ 18% muốn hoàn thành khóa học. Kết quả, chỉ 5% trong số người đăng ký thực sự hoàn thiện khóa học. Điều này cho thấy số sinh viên bỏ dở rất nhiều, lên tới 95%. GS Yoo đặt câu hỏi làm thế nào để giữ chân sinh viên và giúp các em hứng thú khi học online.
Đại học Woosong cùng với Đại học Ngoại thương và các trường khác tại Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc thực hiện🃏 chương trình nano PAMS kéo dài một năm để trao đổi sinh viên và kiến thức. Trong mỗi khóa hoặc môn học, các trường xây dựng bốn phân hệ chính (modules). Chương trình tiền module được triển khai trước khi dạy, cung cấp kiến thức cơ bản và cho sinh viên làm quen với khóa học, sau khi kết thúc sẽ có bài tập nhóm.
Ông Yoo cho biết, chương trình liên kết này có các diễn giả, giảng viên chất lượng đến từ nhiều quốc gia. Điều này giúp sinh viên hứಌng khởi và bị thu hút hơn với bài học. Việc sắp xếp lịch học là trở ngại khi triển khai mô hình này vì thời gian năm học của mỗi quốc gia lại khác nhau. Do đó, mỗi khóa đều có chương trình gợi mở và tổng kết, mang tính chất bổ trợ thông tin, còn lại tập trung vào phần cốt lỗi kéo dài 9 tuần để giảng viên dễ sắp xếp thời gian.
"Việc liên kết các trường để tạo ra bài giảng trực tuyến, sau này là cuộc thi, giao lưu sẽ giúp sinh viên giữ được hứng khởi với việc học khi chưa thể q🧸uay 🗹lại trường. Các em có thể học tại bất cứ đâu, theo đuổi môn học yêu thích để lấy chứng chỉ quốc tế, phục vụ cho các mục tiêu tương lai", ông nói và khẳng định việc liên kết các đại học là chìa khóa thúc đẩy học online.
Đồng ý với quan điểm này, ông Kazuko Suematsu, cố vấn đặc biệt của Hiệu trưởng Đại học Tohoku, Nhật Bản, cho biết trườn🔜g cũng đã triển khai các dự án có tính chất to൲àn cầu. Đại học Tohoku xây dựng mạng lưới với 30 đơn vị khác ở trong và ngoài nước, tạo ra các khóa học trong môi trường ảo, giúp sinh viên tham gia học online có trải nghiệm thú vị như đang ở nhà người bản xứ tại nước ngoài. Dự kiến, mùa thu năm nay có 150 sinh viên theo học chương trình này.
Ngoài ra, Đại học Tohoku cũng đẩy mạnh chương trình hợp tác xuyên văn hóa với Mỹ ♛và Canada, nhằm giú💯p du học sinh biết một số kỹ năng cần thiết trước khi đến Nhật học tập.
Ngoài sự hợp tác đa quốc gia và quốc tế hóa giáo dục, bà Cristiana Bolchini, trợ lý Hiệu trưởng Đại học Politecnico di Milano, Italy, cho rằng các trường cần đầu tư vào kỹ năng dạy trực tuyến của giảng viên và công⛄ nghệ để đem đến hình thức tương tác thật nhất có thể. Vì là trường đào tạo kỹ thuật, kiến trúc, Đại học Politecnico di Milano tăng cường tìm kiếm các nền tảng công nghệ để thể hiện chân thực không gian kiến trúc, thiết kế để sinh viên luôn thấy môn học hấp dẫn.
Thanh Hằng