Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết xét nghiệm bằng k൩ỹ thuật Realtime-PCR giúp xác nhận sự hiện diện RNA của virus trong mẫu bệnh phẩm, xác định một người nhiễm Covid-19 hay không.
Kỹ thuật này dựa vào số vòng lặp để phát hiện tải lượng virus, tức nồng độ virus, trong mẫu bệnh phẩm, cao hay thấp. Bìn🌺h thường, kỹ thuật PCR phải chạy 28-34 vòng lặp thì mới tìm ra nCoV. Tuy nhiên, có những mẫu bệnh phẩm mới chạy được 21-25 vòng lặp đã tìm ra virus, chứng tỏ nồng độ virus rất cao.
"Số vòng càng ít thì🍸 nồng độ nCoV trong mẫu bệnh phẩ♐m càng cao", bác sĩ Điền nói.
Theo tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, nồng độ virus trong cơ thể mỗi người phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào, thời điểm xâm nhập bao nhiêu lâu. Khi vào cơ thể, sự sinh sôi, phát triển của🎐 virus phụ ♓thuộc vào bản thân người cảm nhiễm. Chẳng hạn, có những người mang nhóm máu phù hợp cho virus xâm nhập và phát triển nhanh hơn người khác.
"Một yếu tố quan trọng khác nữa là khả năng chống đỡ, đáp ứng với virus của từng người, cơ thể có kìm hãm được sự phát triển của virus hay không", bác sĩ Hùng phân tích. Ví dụ, người lớn tuổi, nhiều bệnh nền, khả năng chống đỡ virus kém nên tải lượng virusꦬ tồn tại trong cơ thể sẽ cao h✨ơn người trẻ, khỏe mạnh.
Theo 🐲các nghiên cứu, phát hiện RNA nCoV không nhất thiết đồng nghĩa với khả năng lây truyền nCoV sang người khác. Các yếu tố xác định nguy cơ lây truyền bao gồm liệu virus có còn khả năng nhân lên hay không, bệnh nhân có triệu chứng có thể làm lây lan các giọt dịch tiết mang virus, các yếu tố hành vi và môi trường liên quan đến cá nhân bị nhiễm.
Thông thườn♉g 5-10 ngày nhiễm nCoV, cơ thể♌ người bệnh bắt đầu sản xuất dần kháng thể trung hòa. Các kháng thể trung hòa gắn kết vào virus sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền. Tải lượng virus ở đường hô hấp trên đạt đỉnh điểm trong tuần đầu tiên của bệnh, sau đó giảm dần theo thời gian.
Bác sĩ Hùng phân tích, xét nghiệm xác định có kháng thể hay không cũng giúp xác định nhiễm virus lâu hay chưa. "Người nào đã có kháng thể rồi thì có khả năng người đó mắc b🍨ệnh lâu hơn người chưa có kháng thể", bác sĩ Hùng nói.
Theo bác sĩ Hùng, nếu 💧chỉ dựa vào tải lượng virus đo được tại một thời điểm thì không thể chắc chắn ai lây bệnh cho ai, hay người nào mắc bệnh trước. Cần kết hợp nhiều yếu tố như thời gian, sức khỏe từng người, từng đi đến những đâu, tiếp xúc thế nào, xét nghiệm có kháng thể hay không...
Cùng quan điểm này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết để xác định ai lây bệnh cho ai, cần kết hợp về dịch tễ, triệu chứn🌱g người nào có trước người nào có sau, xét 🌠nghiệm phân tích gene...
Theo bác sĩ Khanh, nguyên tắc là một người bệnh giai đoạn đầu tải lượng virus thấp, sau đó sẽ lê🍃n mức cao nhất rồi giảm dần đến hết, theo đường parabol. Dựa trên kết quả xét nghiệm trong nhiều ngày của một người, có thể xác định một người bắt đầu nhiễm khi nào, giai đoạn cao điểm hay giai đoạn lui bệnh.
"Nếu xét🍨 nghiệm hai người cùng một thời điểm, người này có tải lượng virus cao hơn người kia thì chưa biết đó có phải là mức virus cao nhất của người đó hay không", bác sĩ Khanh nói.
Đến nay, Việt Nam trải qua nhiều đợt bùng phát dịch mất dấu F0, không rõ nguồn lây, như ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tháng 3/202🔯0, đợt d🌱ịch ở Đà Nẵng vào tháng 7/2020, ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh từ cuối tháng 1, cụm dịch sân bay Tân Sơn Nhất đầu tháng 2...
Các chuyên gia nhận định phát hiện muộn, khô🌄ng tìm được F0, thậm chí F1, khiến dịch dễ lan rộng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao, đòi hỏi ngành y tế phải quét diện rộng để rà soát các ca nhiễm. Người dân cần thực hiện tốt 5K, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, sát khuẩn tay, không tụ tập để virus không có cơ hội lây lan.