Tôi đi phỏng vấn khá nhiều người. Không ít trong số đó tự tin giới thiệu về bản thân rằng "em có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này" hay "với 20 năm kinh nghiệm, tôi tin mình có thể làm tốt công việc này"...🅷 Nhưng hầu hết trong những năm đó, đa số họ chỉ làm đúng một công việc lặp đi lặp lại. Nói cách khác, họ có thói quen làm việc đó chứ khô🎀ng phải là kinh nghiệm. Lâu dần, họ cảm thấy nhàm chán, ì ạch, công việc không thể phát triển, sự nghiệp chẳng thể thăng tiến.
"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", ngay từ xưa, ông bà ta đã nói vậy, và điều đó đến nay vẫn chưa bao giờ sai. Làm bất kể việc gì, bạn cũng cần phải có cái tâm, sau đó hãy nâng nó lên thành cái tầm. Cái tâm và cái tầm càng cao thì cho dù làm việc gì bạn cũng sẽ thấy h💝ạnh phúc. Cho dù đó là việc bạn không thích cũng hãy nghĩ rằng, ít ra chính công việc đó đang giúp nuôi sống bạn và gia đình. Điều đó có nghĩa là bạn đang đầu tư thứ quý giá nhất của cuộc đời mình là thời gian và sức khỏe, nên không hà cớ gì lại đi lãng phí nó.
Thế nhưng, thời đại công nghệ thông tin ngày nay mọi thứ thay đổi rất nhanh. Có những công việc ngày hôm nay đang là "hot trend", nhưng ngày mãi đã trở thành cổ lỗ, chẳng ai cần tới nữa. Thế nên khả năng tự đào tạo, tự học hỏi phải là một trong những điều kiện tiên quy❀ết để phát triển sự nghiệp.
Nếu không muốn bị đào thải, bạn sẽ luôn phải tìm cách thích ứng với hoàn cảnh và vươn lên. Một người chẳng những phải giỏi một nghề mà phải biết thêm nhiều nghề tay trái, hoặc các kỹ năng mềm. Nếu cái bạn giỏi nhất là 10 điểm thì những thứ khác bạn cũng phải biết🤪 ít nhất là 7 điểm thì mới mong tạo ra sự khác biệt, nổi trội so với những người đang làm cùng công việc này. Ít nhất, hãy để kiến thức của mình nhiều hơn người ta một chút trước khi nghĩ đến chuyện làm giàu hơn thiên hạ.
>> Lên sếp vì 'việc gì cũng làm'
Nhiều người nghĩ rằng làm một công việc 30 năm là𒊎 có 30 năm kinh nghiệm. Thực ra, họ chỉ có một năm kinh nghiệm và lặp lại nó 30 lần mà thôi. Bất kể trong công việc hay cuộc sống, bạn đều phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nếu không muốn bị thay thế. Ngay cả một tập đoàn quốc tế mà vị trí Tổng giám đốc, Chủ tich... còn có thể thay thế được thì đừng nghĩ thiếu mình là công ty không hoạt động được.
Bạn chỉ là một phần rất nhỏ trong cả bộ máy lớn, ngoài kia luôn có hàng chục ngàn người giỏi hơn, sẵn sàng chờ đợi thời cơ để thay thế vị trí của bạn. Vậy nên, hãy luôn không ngừng nỗ lực đầu tư cho bản thân, tự nâng cao kiến thức và kỹ năng cho mình, đểꦜ một ngày đẹp trời nào đó, nếu công ty phải cắt giảm nhân sự, bạn vẫn có thể tự tin tìm một công việc khác.
Muốn biết đỉnh cao của bản thân ở đâu, bạn phải biết chân mình đang đứng ở chỗ nào? Nếu không, tư tưởng "sống lâu lên lão làng", "người làm lâu là có nhiều kinh nghiệm" sẽ vẫn chi phối bạn. Cái móng có vững chắc thì ngôi nhà mới lên 𒐪cao được. Bằng không tất cả sẽ chỉ là phù phiếm mà thôi. Hãy chấp nhận sự thay đổi, tìm cách thích nghi với các môi trường khác nhau. Không phải lúc nào công việc của bạn cũng thuận lợi, và bạn có thể ngồi một chỗ mãi được, nên nếu không có sự chuẩn bị tâm lý từ trước, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực khi rủi ro xảy ra.
Bởi thế, dù bạn có tâm huyết, đam mê cô🔯ng vệc của mình đến đâu đi nữa, mà bản thân không có kỹ năng thích ứng với thay đổi thì khả năng cao, sự nghiệp của bạn cũng sẽ "sớm nở tối tàn".
>> Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.