Liên (Khương Thượng, Hà Nội) đã quyết định cùng chồng tương lai chuyển đến một căn phòng mới sau 3 năm yêu nhau. Thời gian đầu, hai người rất hào hứng, mua sắm đủ thứ cho gia đình nhỏ, lên không biết bao nhiêu kế hoạch cho tương lai… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi tiền bạc ngốn vào vật dụng quá nhiều,💝 khiến kinh tế dần cạn kiệt, khúc mắc bắt đầu nảy sinh giữa hai người.
Các mối quan hệ bạn bè của cả hai cũng dần bị thu hẹp bởi ở với nhau, bạn bè đến chơi cũng bất tiện, mà đi chơi thì lại bị đối phương kiểm soát giờ giấc... Chỉ hơn tháng sau, cô đã thấy hối hận với việc sống chung của mình. Song nhiều lúc Liên cũng nghĩ, may mà hai đứa sống thử, mới nhận ra nhiều hơn những ưu khuyết điểm của đối phương, để dần học cách thí💟ch nghi, chấp nhận nhau…
Cũng trong hoàn🎃 cảnh tương tự, là trường hợp của Hòa (26 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) có ý định kết hôn vào cuối năm nay. Được đánh giá là ngoan, chưa từng bị điều tiếng, dị nghị gì, cô từng rất bảo thủ với những cặp sống thử trước hôn nhân. Nhưng giờ đây, khi độ tuổi trưởng thành hơn, tình yêu chín muồi cộng với những thay đổi của cuộc sống đã khiến cô dần thay đổi cách nghĩ.
“Nếu thực sự yêu nhau 𝔉và có ý địn😼h kết hôn, thì việc sống thử vài tháng trước khi cưới biết đâu sẽ giúp hai đứa có lựa chọn sáng suốt hơn với quyết định cưới xin, tránh muộn màng về sau”, Hòa cho biết.
Nghĩ vậy nên Hòa hạ quyết tâm chuyển đến ở cùng người yêu sau 4 năm yêu nhau. Thời gian đầu, mọi thứ diễn ra khá thuận lợi, hai người luôn vui vẻ chiều chuộng đối phương, khiến Hòa thấy rất hài lòng với quyết định của mình. Tu🌳y nhiên, chỉ sau 2 tuần sống chung, bất đồng liên tiếp xảy đến. Chồng tương lai đi làm, đi chơi về muộn mà không báo trước; cơm canh nấu xong, cô thường phải ăn một mình rồi tự dọn. Ngược lại, anh người yêu cũng bắt đầu đưa ra những phán xét không mấ꧑y dễ nghe về nàng: “Sao anh chẳng thấy em dọn dẹp nhà cửa bao giờ, về nhà lúc nào cũng thấy bừa bộn, sau này lấy nhau về em cũng thế sao?”.
Bất đồng nhỏ chưa qua, bất đồng lớn đã tới, cộng với việc phải hoạch định cho ngày cưới, mua sắm đồ đạc… càng khiến cả hai dễ nổi cáu hơn. "Sau này lấy nhau về cuộc sống vẫn cứ thế 🥀này, chắc mình không chịu nổi mất, chẳng lẽ giờ quyết định hoãn đám cưới để có thêm thời gian tìm hiểu về nhau", Hòa tâm sự.
"Có nên sống chung trước ngày cưới để biết hai người có thực sự hợp nhau" là băn khoăn của không ít cặp trai gái. Trong quá trình ấy, nếu có chuyện gì xảy ra còn sớm "giả🅰i quyết" dứt điểm, tránh phải hối hận về sau...
Theo chuyên gia tư vấn Phạm Thị Lan, tổng đài 1900, xã hội hiện nay có nhiều tư tưởng khác nhau về chuyện sống thử trước hôn nhân. Một số đồng tình, cảm thông; ♌một số phản đối cho rằng không thể chấp nhận; một số khác không phản đối cũng không đồng tình và xem đây là quan điểm riêng của mỗi người. Tuy nhiên, để kết luận sống thử trước hôn nhân tốt hay xấu còn phụ thuộc vào mục đích, kế hoạch của các bạn trẻ khi quyết định.
Có thể nói, phần lớn trường hợp sống thử trước hôn nhân hiện nay đều nhằm mục đích góp gạo thổi cơm chung. Các bạn trẻ muốn tiết꧅ kiệm chi phí sinh hoạt, các khoản thuê nhà, ăn uống và sâu hơn là muốn được gần nhau về mặt tình cảm. Đối với các bạn trẻ có mục đích như vậy, trước mắt có thể đáp ứng và giải quyết được một số vấn đề hiện thực nhưng lại dễ gặp phải kết quả đau lòng khi một trong hai người có thay đổi về kinh tế, công việc, tình cảm và🐈 những vấn đề khác.
Một số bạn khác lại muốn sống thử xem có hợp nhau về mọi mặt không rồi mới tiến đến kết hôn (thành phần này không nhiều). Những đối tượng này khi 🏅quyết định sống thử họ đã xác định được mục đích rõ ràng và có hành động cụ thể để cả hai cùng thực hiện, như vậy sẽ phần nào hạn chế được những hậu quả đáng tiếc xảy ra và có thể tiến đến cuộc hôn nhân hạnh phúc.
"Nếu các bạn trẻ xဣác định sống thử trước hôn nhân, nên tìm hiểu kỹ những hậu quả mình có thể gặp rồi hãy đưa ra qu♊yết định. Hoàn toàn không nên quyết định theo tâm lý đám đông, kiểu 'họ sống được sao mình lại không?'", chuyên gia nói.
Cũng theo nhà tâm lý, nếu các bạn đã và đang sống th🎶ử trước hôn nhân, nên xác định rõ tâm lý như sống thật. Ngoài việc xem có hợp nhau về mọi mặt không thì việc quan trọng cần quan tâm đó là cách dung hoà của hai người khi gặp các vấn đề. Bên cạnh đó, việc sống thử do chưa được gia đình họ hàng chấp nhận nên mối quan hệ chưa thể thật phức tạp như kết hôn thật. Chính vꩵì vậy sống thử tốt đẹp chưa chắc kết hôn đã hạnh phúc và ngược lại.
Ngoài ra, các bạn trẻ nên xác định việc sống thử trước hôn nhân với việc sống thật khi kết hôn sẽ có sự khác biệt rất lớn về tâm lý . Nếu hai bạn kết hôn có sự ràng buộc về pháp luật, có sự chứng kiến của gia đình họ hàng sẽ tạo ra tâm lý dễ chấp nhận nhau hơn bởi lúc đó không phải chỉ v🅺ì hai bạn mà còn vì gia đình, bạn bè và các mối quan hệ khác (điều này ở các cặp sống thử không có).
Hơn nữa khi sống thử cả hai sẽ luôn có tâm trạng, mình sống thử không hợp 🌞thì bỏ chẳng phải vướng bận, suy nghĩ gì. Đây là một tâm lý nguy hiểm, khiến cả 🎶hai không muốn cố gắng để hòa giải khi gặp bất đồng. Điều này dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Chưa kể, một số bạn có thể bị tổn thương tâm lý nặng nề sau thời gian sống thử không thành. Sự khủng hoảng, hụt hẫng, thiếu tự tin và những vấn đề kܫhác hoàn toàn có thể xảy ra nhất là ở các bạn nữ.
Chính vì vậy, việc có nên 💖sống thử trước hôn nhân, các bạn t🉐rẻ cần nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Theo chuyên gia tư vấ♑n tâm lý Văn Thanh Sỹ, tổng đài 1088, với các bạn đã tìm hiểu nhau kỹ mới đi đến quyết định kết hôn, thì dù có sống cùng nhau trước khi cưới hay không, hầu hết các bạn cũ▨ng sẽ cưới, rất hiếm trường hợp vì vài tháng ngắn ngủi mà dừng lại.
Hơn nữa, hai người yêu nhau, đến với nhau hoàn toàn bằng cảm xúc thật, vậy nên trong trường hợp này, chúng ta không nên gọi là "sống thử" mà nên gọi là một🤡 bước tiến mới để kết nối gắn chặt hai người lại gần nhau hơn.
Trong quá trình gắn kết ấy, hai người được quyền trao cho nhau những gì bạn cảm thấy yêu thương nhất. Dù có xảy ♛ra chuyện gì thì hai người cũng nên cố gắng hàn gắn, sửa đổi để mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn, không nên để nó ảnh hưởng tiêu cực đến việc cưới xin trọng đại.
Thế Đan