Ca ghép được thực hiện vào sáng 12/8. Đây là ca ghép thứ 166 của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vꦐà là ca ghép thứ 4 bằng nguồn tế bào gốc máu dây rốn. Tuy nhiên đây là lần đầu Viện thực hiện ghép tế bào cho một bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh (thalassemia). Mẫu tế bào gốc máu dây rốn ghép cho bệnh nhân được lấy từ máu cuống rốn của em gái bệnh nhân sinh cách đây 2 tháng.
Phát hiện bệnh từ khi còn bé, Hưng được điều trị và truyền máu nhiều lần tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Khi biết con mắc bện💃h tan máu bẩm sinh, vợ chồng anh Hòa quyết định sinh thêm em bé để có cơ hội cứu sống đứa con trai.
Trong quá trình người mẹ mang thai, các bác sĩ Viện đã tiến hành xét nghiệm 2 yếu tố xem thai có mắc bệnh này 🅘không và HLA🌱 của thai nhi có hòa hợp để ghép với anh trai được không. Kết quả cuối cùng cho thấy, thai nhi không mắc bệnh tan máu bẩm sinh và có hòa hợp hoàn toàn với bệnh nhân.
Theo tiến sĩ 🌱Trần Ngọc Quế, Phó giám đốc Trung tâm Tế bào gốc của Viện, nguồn tế bào gốc máu dây rốn của người cho cùng huyết thống với người nhận, khi ghép kết quả tốt hơn rất nhiều so với các nguồn tế bào gốc khác.
Thạc sĩ Nguyễn Bá 𝓀Khanh, Trung tâm tế bào gốc của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, nếu bệnh nhân không 🎐được chỉ định ghép tế bào gốc thì tiên lượng sẽ rất xấu; đặc biệt trẻ sẽ phải truyền máu suốt đời. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ gặp một số biến chứng như quá tải sắt (vì truyền máu nhiều lần), nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và suy các cơ quan chức năng như gan, lách, thận...
Ca ghép được tiến hành khá thuận lợi. Bệnh nhân sau ghép s𝕴ức khỏe ổn định và đang được theo dõi nghiêm ngặt trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Viện.
Vương Tuấn
Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương
* Tên nhân vật đã được thay đổi