Ngay lập tức, kíp cấp cứu gồm 4 bác sĩ, 4 điều dưỡng có mặt, lao vào gồng sức, liên tục ép tim ch𒁏o bệnh nhân. Cụ bà dương tính nCoV, nhập viện hôm 11/7, trước đó còn khỏe và trò chuyện bình thường, mọi chỉ số sinh tồn ổn định.
Bệnh trở nặng quá nhanh, bác sĩ nỗ l꧂ực cấp cứu suốt 45 p✨hút nhưng không giữ được tính mạng người bệnh.
Không có thời gian ngấm nỗi đau mất bệnh nhân, kíp y bác sĩ được lệnh nhận thêm ca bệnh nặn🐠g. Họ tiếp tục cấp cứu, tìm mọi cách tăng nồng độ oxy trong máu người bệnh, đẩy chỉ số oxy máu từ 80 lên 88 rồi 94%, tức về ngưỡng tạm an toàn.
"Chúng tôi cố gắng đẩy oxy, cảm giác ống van oxy căng như muốn vỡ", bác sĩ Hoàng Nam, khoa Nội tiếꦚt tổng hợp, Bệnh viện Trưng Vương, kể với VnExpress. Cuộc chiến giằng co hơn một tiếng đồng hồ, cuối cùng, bệnh nhân tiếp theo này thoát khỏi cửa tử.
Bác sĩ Nam không nhớ đã trải qua bao nhiêu ca bệnh trở nặng nhanh do Covid-19 kể từ khi bắt đầu tham gia chống dịch. Bệnh viện Trưng Vương chuyển đổi công năng từ đa khoa ꦏsang chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 từ giữa tháng 6, thuộc tầng hai trong tháp điều trị bốn tầng, hiện điều trị hơn 600 bệnh nhân.
"Mặc quần áo bảo hộ, ở trong phòng cấp cứu hàng chục tiếng đồng hồ, chạy đua giữa ranh giới sống chết - trải nghiệm đó📖 chưa từng xảy ra với bác sĩ không chuyên ngành cấp cứu như tôi", anh Nam tâm sự. "Nhưng cuộc chiến này không cho phép tôi đứng ngoài cuộc".
TP HCM tuần này ghi nhận 2.🔯000-3.000 ca Covid-19 mỗi ngày, tổng số ca trong đợt dịch lên hơn 20.000, gấp 6 lần tổng ca nhiễm trên cả nước trong cả ba đợt dịch trước. Thành phố ghi nhận 142 ca tử vong trong hơn một tháng qua.
Khoa Nội tiết tổng hợp nơi bác sĩ Nam làm việc nhận các bện𓆉h nhân từ trung bình đến nặng. Khoa huy động 9 bác sĩ, 12 điều dưỡng, một hộ lý điều trị hơn 70 bệnh nhân. Y bác sĩ chia làm ba ca trực. Hết ca, họ về phòng nghỉ, sẵn sàng chạy sang hỗ trợ đồng đội khi cần.
Khi bệnh viện phải chuyển đổi công năng sanജg điều trị Covid, Nam đã dự đoán tình hình sẽ khó khăn, nhưng không lường được thực tế "khốc liệt như thế", anh nói.
"Tôi không phải bác sĩ hồi sức cấp cứu nên việc xử trí không thể nhạy bén bằng người đúng chuyên ngành, dẫn đến tỷ l🌠ệ thành công mong manh hơn. Khôn♉g cứu được bệnh nhân, lương tâm tôi cắn rứt vô cùng", anh nói.
Khi số bệnh nhân tăng lên, đối với bác sĩ Nam điều gây lo lắng nhất là đang cấp cứu thì lại dội thêm ca bệnh mới🐽, buộc bác sĩ phải lựa chọn bệnh nhân.
Áp lực với꧂ ngành y tế hiện nay rất lớn, phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam trong cuộc họp đầu tuần này nhận xét. Các bệnh viện điều trị Covid-19 đang quá tải, lực lượng y tế tại chỗ không đủ đáp ứng thực tế. Thành phố cần thêm khoảng 1.500 bác sĩ cùng 5.500 điều dưỡng, kỹ thuật viên để bổ sung cho khối điều trị.
Phòng bệnh nhân nặng trong Khoa nội tiết tổng hợp luôn kín giường. Hôm 15/7, bệnh viện dự định bổ sung hai gi൲ường xếp để tiếp nhận thêm bệnh nhân nặng. Không gian để bác sĩ kê máy thở, monitor, xử trí bệnh nhân vì tꦍhế chật chội hơn.
Sau hơn⛎ hai tuần, bệnh viện đã điều trị thành công, cho xuất viện trên 60 người, trong đó có những ca ở thể nặng, phải nằm điều trị hồi sức tích cực. Bệnh viện cũng đỡ sinh thành công cho hai sản phụ mắc Covid-19, phẫu thuật ca thủng ruột trong điều kiện can thiệp cấp cứu.
Giữa những giờ căng thẳng, bác sĩ Nam tìm phút thư giãn🌟 khi chứng kiến bệnh nhân ra viện với gương mặt rạng rỡ, hoặc quan sát những bệnh nhân trẻ rủ các ông bà♛ lão cùng tập yoga trong sân viện.
"Ở trong rốn dịch, thực sự nhiều lúc tôi muốn gục 𝓡xuống, hai tay không nhấc lên được. Nhưng ý chí giục tôi đứng dậy, bởi có rất nhiều bệnh nhân nặng, thậm chí đang thoi thóp chờ mình", bác sĩ nói qua điện thoại trước khi cúp máy trở lại phòng đﷺiều trị.
*Tên nhân vật được thay đổi.
Thùy An