Gần 12 giờ trưa 30/1, Trần Kiều Trinh, 21ꦿ tuổi, và hơn 20 sinh viên vẫn cặm cụi làm việc. Họ đang𓃲 xác định lịch trình dịch tễ các ca dương tính, truy vết những người các diện tiếp xúc với ca nhiễm.
Trinh đang là sinh viên năm ba, chuyên ngành phục hồi chức nă💫ng, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Khi dịch bùng phát, thay vì trở về quê Tuyên Quang, cô quyết định ở lại tham gia vào tổ truy vết chống dịch tại trường.
Tổ "truy vết qua điện thoại" được thành lập từ ngày 28/1. Đây là lực lượng làm việc tại sở chỉ huy đặt ở Trung tâm Kiểm soꦕát bệnh tật (CDC) Hải Dương, gồm 25 sinh viên và các cán bộ CDC, giáo viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Công việc chính của cô là gọi điện thoại liên lạc để xác định lịch trình ca nghi nhiễm để truy vết dịch tễ, khoanh vùng đối tượng và giảm bớt áp lực cho đội tru💖y vết hiện trường. Đây là bước đầu quan trọng giúp tổ truy vết tại địa phương có được dịch tễ và thông tin của các F1, F2 chính xác. Việc khoanh vùng nguồn lây nhanh và chuẩn phụ thuộc vào đội truy vết tại chỗ này.
Trung bình một ngày có 40-50 ca F0 cần truy vết. Nhóm truy vết chia ꦐlàm 5 tiểu đội, mỗi tiểu đội phụ trách 10-15 trường hợp, đảm bảo truy vết hết các bệnh nhân trong ngày.
"Nhiệm vụ này không vất vả như các bác sĩ tuyến đầu nhưng đòi hỏi sự gấp gáp, cần tỉ mỉ, cẩn trọngℱ, tránh bỏ sót lịch trình người nghi nhiễm", Trinh cho biết.
Lần đầu đi chống dịch, điềuౠ khiến Trinh và mọi người lo lắng nhất là phải xâu chuỗi lại lịch trình của từng người, tránh bỏ sót. Nguyên nhân là thời điểm bùng dịch gần Tết, người dân đi lại nhiều để liên hoan, tất niên, mua sắm. "Có người phải gọi vài ba lần mới liệt kê được hết", Trinh nói. Nhiều người không nhớ được lịch trình để khai báo hoặc tên và số điện thoại người tiếp xúc gần.
"Khó khăn khác là áp lực", Trinh cho biết. Tổ truy vết đốc thúc nhau làm việc khẩn trương khi số ca nhiễm ở Hải Dương tăng ngày càng nhanh. Song, cô gái trẻ cho răng công việc cꩲủa cô so sánh với đội trực tꦜiếp đi truy vết ở hiện trường vùng dịch vẫn đơn giản hơn nhiều.
Hàng ngày, tổ truy vết làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ và chiều từ 14 giờ đến 18 giờ. Phụ trách nhóm truy vết qua điện thoại, cô Trương Thị Thu Hương, Giảng viên môn Thống kê, Khoa cơ bản, cho biết tất cả các sinh viên♉ tham gi♐a điều động được tập huấn nhanh nhưng làm việc hiệu quả, truy vết nhanh và hạn chế thấp nhất bỏ sót ca nghi nhiễm. Mọi thông tin liên quan đến truy vết đều bảo mật kỹ.
Tổ truy vết trở thành "sở chỉ huy" đặc biệt t𒉰ruy vết F0 tại Hải Dương. Mục tiêu quan trọng nhất là nhanh chóng và không bỏ sót bất kỳ trường hợ🐻p nào.
Đến ngày 30/1, tổ truy𒀰 vết huy động được 600 sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Trong đó 300 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm; 300 sinh viên còn lại chia làm hai lực lượng. Một cánh tỏa xuống các địa phương truy vết và một nhóm tập trung tại CDC Hải Dương truy vết các ca bệnh F0 điều tra dịch tễ liên quan, danh sách tiếp xúc gần chuyển xuống địa phư𓄧ơng thực hiện cách ly.
Sau♉ khi các đối tượng lấy mẫu cộng đồng có thông tin về ca bệnh, ngay lập tức tổ truy vết sẽ thực hiện gọi điện truy vết dịch tễ, các đối tượng tiếp xúc gần và thống kê báo cáo, lập da𒅌nh sách chuyển đi cho địa phương.
Xác định Tết năm nay không về, Trinh và mọi người hơi tiếc, mong dịch được khống chế để mọi người trên cả nước đón Tết bình an. Cô tự động viên bản thân đan♈g làm việc có ích cho cộng đồng, giảm tải áp lực 𓆉cho nhân viên y tế tuyến đầu để có thêm động lực đi chống dịch.
"Cuộc chiến này còn dài nhưng vì sức khỏe t𒁃oàn dân, không có lý do gì mà chúng ta đứng ngoài cuộc", cô sinh viên chia sẻ.
Thùy An