Tên lửa K-13 được L💛iên Xô sao chép từ AIM-9B của Mỹ.
Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1958, các tiêm kích F-86 Sabre do Mỹ trang bị cho đảo Đài Loan chỉ có ưu thế duy nhất là tên lửa đối không AIM-9B Sidewinder tối tân khi đối đầu với những chiếc MiG-17 c𓆏ó uy lực vượt🐬 trội của Trung Quốc lục địa. Một sự cố hy hữu với AIM-9B đã giúp Liên Xô nắm trong tay một nguyên mẫu tên lửa này và cho ra đời mẫu K-13 trang bị cho tiêm kích MiG-21, theo Global Security.
Trong cuộc đụng độ trên không ngày🦩 28/9/1958, t🗹iêm kích F-86 Đài Loan khóa ꦡmục tiêu vào chiếc MiG-17 do Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc, sau đó phóng một tên lửa AIM-9B.
Quả tên lửa đâm thẳng vào tiêm kích MiG-17 nhưng không phát nổ, cho phép phi công trở về căn cứ an toàn với quả tên lửa còn nguyên ở đuôi. Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là cú thoát chết thần kỳ đối với phi công MiG-17 Trung Quốc, bởi nếu quả AIM-9B phát nổ, chiếc tiêm kích chắc chắn s🎃ẽ bị vỡ tan và đâm xuống đất.
Kỹ thuật viên mặt đất Trung Quốc đã tháo quả tên lửa AIM-9B khỏi đuôi tiêm kích MiG-17 thành công, nhưng không quân nước này k✤hông biết làm gì♍ với chiến lợi phẩm có một không hai đó.
Nắm được thông tin này, Liên Xô tìm cách thuyết phục Trung Quốc giao lại quả tên lửa AIM-9B quý giá đó. Sau quá trình đàm phán, quả đạn Sidew💃inder được chuyển tới Viện Thiết kế Vympel của Liên Xô để nghiên cứu.
"Tên lửa Sidewinder nh🎉ư một trường đại học, cung cấp công nghệ chế tạo cho chúng tôi. Nó cũng giúp chúng tôi nâng cấp tài liệu giảng dạy kỹ thuật và thay đổi phươ🅷ng thức sản xuất tên lửa trong tương lai", Gennadiy Sokolovskiy, sau này là kỹ sư trưởng của Vympel, tuyên bố.
Tên lửa AIM-9B có hàng loạt tính năng quý giá, như thiết kế module cho phép đơn giản hóa sản xuất và vận hành. Quả đạn Sidewinder có cấu trúc rất đơn giản, trái ngược hoàn toàn với thiết kế phức tạp trên dòng tên lửa K-5 được Liên Xô biên chế từ năm 1957.
Đầu dò hồng ngoại của AIM-9B sử dụng con quay hồi chuyển tự do với kích thước nhỏ hơn nhiều so với sản phẩm tương tự của Liên Xô. Các chuyên gia Moscow cho rằng Sidewinder có hệ thống định hướng và ổn định khi bay vượt trộ💎i hơn nhiều so với K-5.
Liên Xô nhanh chóng sao chép mẫu AIM-9B, cho๊ ra đời dòng tên lửa đối không K-13 (NATO định danh: AA-2 Atoll) và đưa vào🌺 biên chế năm 1960. Sau đó hai năm, phiên bản cải tiến K-13A (AA-2A) được triển khai cho các tiêm kích nước này.
Các phiên bản K-13 đều có kích thước và hình dáng giống hệt tên lửa AIM-9B, với đường kính 127 mm và tầm bắn một km. Sau khi thu được một số quả đạn K-13, các nhà nghiên cứu của NATO kết luận K-13 và A𓆉IM-9 cóꦺ thể tráo đổi linh kiện cho nhau mà vẫn hoạt động bình thường.
Liên Xô sꩲau đó bắt đầu phát triển các dòng tên lửa đối không tầm ജgần hiện đại hơn như R-60 và R-73, có nhiều tính năng vượt trội hơn cả những vũ khí cùng thời của Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, việc thu được một quả AIM-9 nguyên vẹn từ sự cố hy hữu được đánh giá là sự kiện mang tính đột phá đối với ngành chế tạo tên lửa đối không của Liên Xô, Liên minh Các nhà khoa học Mỹ (FAS) kết luận.
Tử Quỳnh