VNExpress

Thứ hai, 25/11/2024
Chọn địa danh
Thứ sáu, 5/3/2021, 02:08 (GMT+7)

Lăng mộ của vị tướng 'khai quốc công thần' triều Nguyễn

Long AnLăng tướng N🐎guyễn Huỳnh Đức (TP Tân An) - người một lòng phò trợ Nguyễn Ánh, được xây dựng năm 1819 còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Khu lăng mộ danh tướng Nguyễn Huỳnh Đức (1748 - 1819) có diện tích khoảng 1.300 👍m2, nằm ở phường Khánh Hậu, TP Tân An, Long Anꦯ.

Ông tên thật là Huỳnh Tường Đức, sau theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều cô🐻ng lớn nên được ban họ vua. Nhiều lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh thua, ông vẫn chạy theo cứu giá, một lòng trung quân. Có lần, ông bị quân Tây Sơn bắt. Nguyễn Huệ muốn giữ làm bề tôi vì mến tài đức, ông không chịu nên sau 3 năm nương náu lại trốn về với chúa Nguyễn.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Ông được n💃gười đời gọi là "Hổ tướng", là một trong những bậc khai quốc công thần của triều🧔 Nguyễn.

Khu lăng một Nguyễn Huỳnh Đức có hướng nhìn chính hướng nam, xây dựng bằng đá ong và vữa tam hợp. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật,♈ rộng 19 m, dài 35 m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của một đại thần khai quốc.

Án ngữ ở lối vào mộ phía bắc là b🌃ình phong từ đá o꧅ng cao 3m, có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Đường thần đạo dài 17 m dẫn từ bình phong đến phần chính của mộ.

Khu lăng mộ thuộc loại hình đơn táng, chiều rộng 8,7 m,🐓 chiều dài 12 m. Kết cấu kiến trúc từ ngoài vào trong gồm: cửa lăng, bình phong tiền, sân tế, bia mộ, nấm mộ và bình phong hậu. Bao quanh là lớp tường thành kết hợp các trụ biểu búp sen.

Bia mộ tạc bằng đá Ngũ Hành Sơn cao 1,55 m, rộng 0,9 m💫 chạm nổi hoa văn tinh xảo hình mặt trời, hoa lá, rồng phượng...

Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4 m, rộng 2,7 m, cao 0,3 m. Sau nấm mộ là bình phong hậu khép lại kiến trúc lăng mộ. Trên bình phong hậu có bài minh do chính✱ vua Gia Long ngự phê để ghi nhớ công lao của một đại thần đã cùng mình vào sinh ra tử.

Cách mộ khoảng 200 m l🅺à đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Cổng vào đền thờ nằm hướng ra con đườ𒀰ng mang tên ông.

Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức do gia tộc ông xây dựng năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng. Đền thờ mới theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, lợp ngói lưu ly♐, cửa gỗ trông ra hướng Đông.

Phía trong đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Trong đền thờ vẫn còn lưu một số kỷ vật gắn liền với vị "Hổ tướng" như ghế ngồi, khánh l⭕ệnh, võng kiệu... cùng các sắc phong, liễn đối do các vua Nguyễn ban tặng.

Chiếc mui võng của tướng Nguyễn Huỳnh Đức dùng lúc sinh thời, được bảo quản kỹ càng trong tủ kính ở điện thờ. Võng là phương tiện di chuyển của quan lại thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, quan khôn💯g được dùng kiệu (chỉ dành cho vua) mà chỉ được dùng võng có mui che.

Chiếc khánh lệnh vua Gia Long ban tặng cho Nguyễn Huỳnh Đức năm 1819 vẫn được gia tộc ông bảo🐟 quản cẩn thận.

Nhà lưu niệm và tiếp khách nằm bên cạnh đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Tại đây treo tranh ảnh về khu lăng cùng các câu chuyện, tích xưa về thân thế, sự nghiệp...🐷 của vị tướng khai quốc công thần triều Nguyễn. Năm 1993 t꧑oàn thể khu di tích trên được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là "Di tích lịch sử cấp Quốc gia".

Quỳnh Trần

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]