Liên tiếp trong tháng 8 và 9, hai thương nổi tiếng - Barneys New York và Forever 21 - đệ đơn phá sản lên tòa án liên bang Mỹ sau nhiều trục trặc tài chính. Theo WWD, nhà bán lẻ Barneys New York có 5.000 "chủ nợ", nợ mỗi nơi vài triệu USD. Công ty đa lĩnh vực ABG đã mua lại thươ𒁏ng hiệu với giá 271 triệu USD, tháng 11.
Forever 21 đóng cửa 178 cửa hàng ở Mỹ cùng hầu hết địa điểm ở châu Á, châu Âu, đóng cả công ty con Riley Rose. Phó Chủ tịch Linda Chang cho biết nhà mốt vẫn trong quá trình tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái định vị thương hiệu. Năm qua, hãng gặp 🧸khủng hoảng khi vướng phải lùm xùm kiện tụng với ca sĩ Ariana Grande và thương hiệu thời trang thể thao Adidas.
>> Xem thêm: Forever 21 - giấc mơ lụi tàn
Ngoài hai thương hiệu phá sản, nhiều nhà mốt phải dừng hoạt động kinh doanh, trong đó có Zac Posen. Thương hiệu nổi tiếng của Posen – House of Z - không thể duy trì do hết hợp đồng tài trợ với công ty đầu tư Yucaipa Cos. (Mỹ), khiến 60 nhân viên mất việc kể từ tháng 11. Zac Posen nói trên WWD: "Tôi rất đau lòng khi nghĩ🍨 về khách hàng và cộng sự. Tôi đã làm việc với tất cả nhiệt huyết và sự cẩn trọng".
Victoria’s Secret hủy show diễn thường niên. Stuart Burgdoerfer - CEO của công ty mẹ L Brand - giải thích các buổi trình diễn nội y không giúp thương hiệu tăng đáng kể doanh số. Nhiều chuyên gia nhận định chương trình mất s𒁏ức hút do quan niệm thẩm mỹ về vóc dáng, sức hấp dẫn của phụ nữ đã thay đổi. Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, show nội y lớn nhấ💙t hành tinh mất một nửa lượng khán giả trong hai năm qua và có lượng người xem thấp nhất lịch sử vào năm 2018 (3,27 triệu lượt).
>> Xem thêm: Victoria's Secret - từ hoàng kim đến suy yếu
Calvin Klein cũng dừng mọi hoạt động kinh doanh và trìꦫnh diễn dòng sản phẩm xa xỉ Calvin Klein - 205W39NYC, thay vào đó tập trung vào dòng denim và đồ lót từ tháng 3. Emanuel Chirico, chủ tịch và giám đốc điều hành PVH - công ty mẹ của thương hiệu, cho biết tập đoàn đã đầℱu tư khoảng 60 tới 70 triệu USD cho dòng thời trang này nhưng không thu được lợi nhuận.
205W39NYC là dòng sản phẩm nổi tiếng nhất dưới thời Raf Simons làm giám đốc sáng tạo cho Calvin Klein. Nhà thiết kế rời hãng vào tháng 12/2018 trước thời hạn (hợp đồng ba năm giữa hai bên kết thúc tháng 8 năm nay). Theo WWD, Raf Simons có tầm nhìn khác biệt, phong cách hào nhoáng không liên quan tới định hướng chung của thươn൲g hiệu, vốn đề cao sự hiện đại, tối giản.
2019 chứng kiến nhiều cuộc chia tay giữa nhà thiết kế và thương hiệu. Tháng 6, Keren Craig rời Marchesa - thương hiệu cô sáng lập cùng Georgina Chapman năm 2003. Marchesa gặp khó khăn từ cuối tháng 10/2017 khi đạo diễn Harvey Weinstein – chồng của Chapman - bị tố cáo tấn công tình dục. Weinstein cũng bị một số nữ diễn viên như Felicity Huffman, Renée Zellweger và Kerry Washington cáo buộc lạm quyền để ép họ mặc trang phục Marchesa lên thảm đỏ. Thương hiệu sau đó phải hủy bỏ những show thời trang của mình.
Demna Gvasalia chia tay Vetements - thương hiệu ông thành lập cùng anh trai Guram Gvasalia năm 2014 - hồi tháng 9. Trong 5 năm làm việc với thương hiệu thời trang Pháp, Gvasalia nhanh chóng thúc đẩy phong cách streetwear (thời trang đường phố) tới đông đảo người dùng. Khi ra đi, ông nói đã hoàn thành sứ mệnh với hãng, muốn mở một kỷ nguyên mới cho cả bản thân và thươn🎐g hiệu cũ.
Trong khi đó, hãng thời trang nổi tiếng Chanel mất giám đốc sáng tạo lớn - nhà mốt Karl Lagerfeld - qua đời ngày 19/2. Anna Wintour, tổng biên tập Vogue chia sẻ: "Chún💧g ta mất một người khổng lồ. Karl là nhà thiết kế vĩ đại nhất với óc sáng tạo thiên bẩm tuyệt vời".
Điểm sáng của làng mốt năm qua là các cuộc hợp tác mới giữa nhà thiết kế với các tập đoàn, thương hiệu. Tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH ký hai hợp đồng với Rihanna (tháng 5) và Stella McCartney (tháng 7). Giới báo chí đánh giá hai 💙hợp đồng này báo hiệu một bước tiến khỏi vùng an toàn của tập đoàn thời tr🦄ang lâu đời
Trong lịch sử phát triển, LVMH không tự sinh thương hiệu mà chỉ tuân theo phương thức thâu tóm các nhãn hàng thời trang cao cấp có sẵn. Rihanna là người đầu tiên khiến họ không đi theo lối truyền thống, sẵn sàng để cô sáng lập một thương hiệu mới tên Fenty. Cô tập trung vào các sản phẩm quần áo, giày và kính mắt. Trong phỏng vấn với Vogue, nữ ca sĩ cho biết: "Tôi và LVMH dành rất nhiều thời gian để sáng tạo r✨a cái chúng tôi gọi là DNA của Fenty, tôi là nàng thơ".
>> Xem thêm: Rihanna - đó꧋a hồng quyền lực củaꦐ giới thời trang xa xỉ
Gia nhập LVMH, Stella McCarney tiếp tục là giám đốc sáng tạo và nắm đa số quyền sở hữu nhãn hiệu thời trang mang tên mình. Cô đồng thời giữ vai trò cố vấn đặc biệt c﷽ho hội đồng quản trị trong việc phát triển thời trang bền vững của tập đoàn.
Từ tháng 4, hơn 1.150 cửa hàng bán lẻ của Kohl’s tại Mỹ phân phối độc quyền sản phẩm của thương hiệu Elizabeth & James – được sáng tạo bởi hai nhà thiết Ashley và Mary-Kate Olsen. Theo Business of Fashion, hai chị em phụ trách thiết kế, còn gã khổng lồ bán lẻ chịu trách nhiệm quảng bá, giới thiệu các bộ sưu tập. Ashley Olsen nói trên Elle: "Chúng tôi muốnඣ Elizabeth & James đến với nhiều khách hàng hơn, hợp tác với Kohl’s giúp đạt được điều đó".
Bảo Thư