Trên trang cá nhân, Cổ Thiên Lạc gọi 2018 là năm nhiều biệt ly, bi thương đối với người Hong Kong vì c𝓀ó "người khổng lồ" ở nhiều lĩnh vực qua đời. Trong làng nghệ thuật, anh gọi cố nhà văn Kim Dung, Lưu Dĩ Sưởng, nhà 🧸làm phim Trâu Văn Hoài ... là "những nhân vật tinh anh thực thụ".
Trên văn đàn, sự ra đi của tiểu thuyết gia Kim Dung là tổn thất lớn. Theo Xinhua, ông là tác giả người Hoa có lượng độc giả đông nhất. Các bộ tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, Thiên Long Bát Bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký... của ông liên tục được tái bản, dựng thành phim. Cổ Long - tác giả truyện kiếm hiệp nổi tiếng - từng nhận định không ai có sức ảnh hưởng lớn như Kim Dung trong làng tiểu thuyết kiếm hiệp. Tinh thần nghĩa hiệp, đề cao sự lương thiện, tình yêu trong s♌áng trong t🅷ruyện Kim Dung ăn sâu tâm trí nhiều thế hệ độc giả ở châu Á.
Nhà văn Lâm Yến Ni - đàn em mà Kim Dung yêu mến - qua đời hồi tháng 6 vì bệnh ung thư. Lâm Yến Ni là chị dâu cũng là tri kỷ của sao hành động Lý Tiểu Long. Bà Lâm được mệnh danh là "tài nữ Hong Kong" với nhiều tản văn, tiểu thuyết như Duyên, Mộ thanh xuân, Chiếc gối màu hồng, Si, Sóng, Tiên nô...
Lưu Dĩ Sưởng - bậc thầy khác của văn đàn Hong Kong - mất hồi tháng 6. Ông là tác giả của Tửu đồ, Đối đảo - các tiểu thuyết gợi cảm hứng và là tư liệu cho đạo diễn Vương Gia Vệ thực hiện phim Tâm trạng khi yêu và 2046. Theo Ettoday, nguyên mẫu nhân vật Chu Mộ Vân của Lương Triều Vỹ trong Tâm trạng khi yêu chính là Lưu Dĩ Sưởng. Vai diễn này mang về cho tài tử Hong Kong danh hiệu Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Cannes năm 2000. Khi hay tin Lưu Dĩ Sưởng qua đời, đạo diễn Vương Gia Vệ viết trên trang cá nhân: "Mọi ký ức đều ướt lệ" - câu trong tiểu thuyết Tửu đồ. Ngoài viết văn, Lưu Dĩ Sưởng là tổng bꦏiên tập một số tờ báo ở Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, Malaysia.
Ngành phim ảnh chia tay những nhân vật có đóng góp quan trọng trong lịch sử phim Hong Kong, trong đó có Trâu Văn Hoài (Raymond Chow). Ông sinh năm 1927, từng làm việc tại một số tờ báo trước khi gia nhập hãng phim Thiệu Thị Huynh Đệ năm 1957 với vai trò nhân viên quảng bá phim. Nhờ hoàn thành công việc xuất sắc, Trâu🌱 Văn Hoài nhanh chóng thăng tiến, lên chức phó✨ tổng giám đốc, trở thành cánh tay đắc lực của Thiệu Dật Phu (1907-2014) - cha đẻ đài TVB.
Sau đó, Trâu Văn Hoài rời Thiệu Thị Huynh Đệ, thành lập công ty sản xuất phim Golden Harvest. Với con mắt nhạy bén, ông chi khoản tiền lớn mời Lý Tiểu Long về công ty, đóng Đường Sơn đại huynh, Tinh Võ Môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu. Các tác phẩm nàꦑy đều phá kỷ lục doanh thu phòng vé ở Hong Kong, đưa Lý Tiểu Long thành huyền thoại võ thuật. Trâu Văn Hoài còn bồi dưỡng các diễn viên như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Trương Mạn Ngọc, Mai Diễm Phương, Lý Liên Kiệt, Từ Khắc, Triệu Văn Trác... Nghệ danh Jackie Chan của Thành Long là do ông Trâu đặt. Từ cuối thập niên 1990, theo đà xuống dốc của điện ảnh Hong K🃏ong, Golden Harvest cũng qua thời kỳ huy hoàng, các phim phát hành 𒊎không còn gây tiếng vang.
Diễn viên Nhạc Hoa - người được mệnh danh "đại hiệp" màn ảnh Hong Kong - mất hồi tháng 10. Tài tử đóng đại hiệp trong hàng loạt tác phẩm như Đại túy hiệp, Thập tam kim bài, Giang hồ thập ác... Nhạc Hoa còn đóng nhiều phim của TVB như Nghĩa bất dung tình, Hành động đột phá, Lấy chồng giàu sang (Chu quang bảo khí)... Những năm cuối đời, dù tuổi cao và định cư Canada, ông thi thoảng về Hong Kong tham gia các phim Đại thái giám, Danh môn ám chiến, Thực vi nô, Pháp ngoại phong vân...
Năm qua, những diễn viên Lam Khiết Anh, Lý Tinh khiến khán giả đau lòng vì qua đời trong cô độc, bần hàn. "Ngọc nữ tâm thần" Lam Khiết Anh qua đời vài ngày trước khi được phát hiện thi thể hôm 3/11. Cô nổi tiếng thập niên 1980 và đầu 1990 với gần 30 phim điện ảnh, truyền hình, được mệnh danh là cô gái đẹp nhất trong 5 nhà đài ở Hong Kong. Từ giữa thập niên 1990, cô có biểu hiện tâm thần, phải nhiều lần vào viện điều trị. Cuối đời, Lam Khiết Anh sống nhờ ꧑trợ cấp và giúp đỡ của người hảo tâm, không có người thân thăm nom.
Diễn viên Lý Tinh cũng mất nhiều ngày trước khi được phát hiện thi thể. Theo On, bà sống đơn độc, không con cái và hầu như không có bạn bè. Cuối đời, bà ham mê cờ bạc dẫn đến nợ nần chồng chất, không thể trả tiền thuê nhà. Lý Tinh cùng thời minh tinh Thẩm Thúy Hằng của Việt Nam, được khán giả Việt biết đến rộng rãi hơn với tên Lý Thanh. Độc giả Nguyễn Thị Thu Tuyết chia sẻ trên VnExpress: "Nhiều tấm chụp Lý Thanh thời còn trẻ rất đẹp. Tôi thấy nhiều hình bà trong các viện uốn tóc thời đó💝".
Nghệ sĩ Hầu Hoán Linh mất hồi đầu năm, hưởng thọ 95 tuổi. Cuộc đời của bà🅷 làm nhiều khán giả cảm động. Sinh tro꧃ng gia đình nghèo khó, thời trẻ, bà làm nông cùng bố mẹ. Khi Hầu Hoán Linh ngoài 20 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, 10 anh em gia đình bà ai nấy làm thuê kiếm sống, bà chịu trách nhiệm lo cho em nhỏ, tự hứa không lấy chồng để chăm lo cho em. Bà Hầu không kết hôn, kể cả khi em đã trưởng thành. Bà bén duyên làng phim năm 67 tuổi do tình cờ quen một diễn viên quần chúng và được người này giới thiệu đi thử vai. Nhờ nhanh nhẹn, hoạt bát, bà tham gia hàng loạt phim của các tên tuổi nổi tiếng. Hầu Hoán Linh góp mặt trong hàng loạt phim Châu Tinh Trì đóng chính như Vua hài, Xẩm xử quan, Chuyên gia bắt ma, Vua phá hoại. Bà còn góp mặt trong Điệp huyết song hùng (Ngô Vũ Sâm đạo diễn, Châu Nhuậ🌞n Phát, Tăng Giang đóng chíꦜnh).