Biết tôi nhiều năm làm công ꦉtác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và có tham gia phỏng vấn tuyển dụng nhân sự cho một vài công ty ở tỉnh, bạn tôi dẫn cô cháu vừa tốt nghiệp đại học đến nhờ tư vấn việc làm.
Gặp tôi, Thủy- cô sinh viên nhỏ nhắn, rụt rè cho biết mình vừa tốt nghiệp cử nhân một ngành thu꧑ộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tôi hỏi lý do mà bạn chọn ngành này, em cho biết: Em học phổ thông tại một xã vùng sâu, năm lớp 12 em vẫn chưa định hướng rõ ràng về nghề nghiệ🌺p tương lai.
Trong dịp một trường đại học về trường phổ thông tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng, Thủy được nghe một vị chuyên gia đưa ra những viễn cảnh cực kỳ rất hấp dẫn một ngành học. Kết thúc phần tư༒ vấn, chuyên gia khẳng định học ngà꧟nh này để làm giàu.
>> Khi phòng tuyển sinh thành nơi 'bán hàng'
Thương cha mẹ làm nông nghiệp vất vả quanh năm vẫn chỉ đủ ăn, nên khi nghe tư vấn, Thủy thấy tương lai tươi sáng đan🎐g rộng mở và quyết tâm theo học ngành mà vị chuyên gia đã khẳng 🦩định học để làm giàu.
Vào học, Thủy dần nhận ra ngành mình học, ra trường không phải để làm thầy và cũng không phải để làm thợ, kiếm được việc làm đã khó, mong chi làm giàu. Biết vậy nhưng em không đủ cam đảm để bỏ học, vì theo em, cha mẹ sớm hôm vất vả nuôi ăn học với tất cả niềm tin và hy vọng, em không dám làm tổn thương đến niềm tin t🧸hiêng liêng ấy.
Qua ph⭕ỏng vấn, tôi biết Thủy không đáp ứng được các tiêu chí của doanh nghiệp, nhưng tôi vẫn giới thiệu thử việc ở một vài nơi. Tôi khuyên em cần tự tin và cố gắng học hỏi từ thực tế, vì rất nhiều sinh viên ra trường phải làm trái ngành nghề, nhưng nếu biết tự đào tạo và tích lũy kiến thức từ thực tiễn vẫn có thể thành công.
Thực tế những năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, thị trường tuyển sinh ngày càng cạnh tranh, sôi động. Ở đó, rất nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị hướng đến khách hàng là những học sinh phổ thông.
>> Đừng làm hoen ố 'tháp ngà' đại học
Nhiều năm tham gia công tác tư ဣvấn, hướng nghiệp, tôi từng gặp một số người tự xưng là chuyên gia, khi tư vấn họ dùng các mỹ từ và vẽ ra các viễn cảnh cho tất cả các ngành nghề, miễn sao thu hút được học sinh đăng ký theo học.
Nhiều học sinh ở vùng nông thôn, thiếu thông tin về nghề nghiệp, các em luôn đặt niềm🍸 tin vào sự tư vấn của chuyên gia, mà Thủy là một ví dụ.
Bốn năm học đại học, hao tổn tài chính có thể bù đắp lại, nhưng lãng phí thời gian thì không thể bù đắp nếu bạn lựa chọn ngành ng🌊hề không đúng năng lực, sở trường và nhu cầu xã hội.
Đã đến lúc cần phải dạ𝐆y hướng nghiệp một cách bài bản, chính quy cho học sinh ngay từ khi học trung học cơ sở. Trước mắt, cần phải tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh một cách có trách nhiệm để hạn chế những bi kịch từ việc lựa chọn không đúng ngành nghề.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.
Bến Xuân