"Các nhà khoa học trên thế giới từ hàng trăm năm trước đã miệt mài đi tìm độ không (0) tuyệt đối. Và rồi họ tìm ra (tạm thời) được 0 tuyệt đối bằng khoảng -273,15 độ C hay bằng -459.67 độ F. Nhiệt độ không tuyệt đối được tính là 0 K trong thang nhiệt Kelvin. Nhưng, độ không (0) tuyệt đối này cũng chỉ để áp dụng trong phòng thí nghiệm để tiếp tục tìm kiếm các vật ch🐓ất mới nhằm thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
Liên hệ với câu chuyện "độ cồn bằng 0" đang gây tranh cãi thời gian gần đây, chúng ta cũng sẽ có một vấn đề tương tự. Cũng giống như nghiên cứu về độ không (0) tuyệt đối, độ cồn bằng 0 chỉ nên áp dụng trong bệnh viện, nơi có khả năng đánh giá chính xác một người có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể c✤hất và thần kinh khi sử dụng bia, rượu hay không và ở mức độ nào đó.
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều có những người thân quen, có năng lực tiêu thụ bia, rượu khác nhau hoàn toàn. Có người uống 5-7 lon bia (hoặc cả xị rượu) mà hành động, lời nói vẫn hoàn toàn tỉnh táo, như chẳng có gì khác biệt so với bình thường. Ngược lạꦍi, có những người chỉ nhấp môi (thậm chí chỉ ngửi hơi bia, rượu) đã chuếnh choáng, đầu óc quay cuồng, không làm chủ được bản thân. Thế nên không thể có một ngưỡng chung tuyệt đối cho tất cả.
Về việc quy định xử phạt nồng độ cồn thế nào, thay vì tranh cãi, tôi cho rằng có một các đơn giản hơn nhiều, đó là Việt Nam chỉ cần học tập cách làm của các nước đã phát triển trên thế giới. Những quốc gia này đã có lịch sử hàn♍g trăm năm sử dụng xe cộ có động 𒁃cơ, họ cũng có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, trình độ khoa học, đã tìm ra con số nồng độ cồn tương thích nhất với người bản địa, để từ đó đặt ra tiêu chuẩn hợp lý nhất có thể - một mức nồng độ cồn nhất định, chứ không phải số 0 tuyệt đối.
>> Tâm🎉 lý 'tỉnh táo ảo' thổi bùng tranh cãi độ cồn bằng 0
Điển hình nhất trong số đó có thể kể đến kinh nghiệm xử phạt nồng độ cồn của Mỹ. Tại đó, người ta không chỉ chăm chăm đo và xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn (trên mức 0) như ở ta. Thay vào đó, họ kết hợp thổi nồng độ cồn (xác định người tài xế có nồng độ cồn ở mức trung bình cao), đồng thời kiểm tra mức độ tỉnh táo, khả n✤ăng kiểm soát hành vi của người điều k⛦hiển phương tiện.
Cách làm của cảnh sát Mỹ cũng vô cùng đơn giản, đó là họ yêu cầu tài xế đi bộ trên đường thẳng hoặc cong, trong giới hạn hai đường kẻ. Nếu tài xế vượt qua được bài kiểm tra sẽ được đánh giá là đảm bảo tỉnh táo để t♚ham gia giao thông và sẽ không bị xử phạt. Còn nếu tài xế không hoàn thành được, chứng tỏ họ thiếu tỉnh táo, không đủ điều kiện lái xe, trường hợp này được nhiên sẽ phải nhận một phiếu phạt đâu đó vài trăm USD (mức phạt rất nặng).
Làm như vậy, không một người lái xe nào có thể phàn nàn rằng tôi chỉ ăn trái cây hay uống thuốc mà cũng bị phạt (dù nồng độ cồn trong cơ thể ở mức rất thấp), hay bức xúc vì bản thân vẫn tỉnh táo để tham gia giao thông nhưng vẫn bị xem là vi phạm luật và mất tiền oan. Đây còn là một cách làm hay để giáo dục ý thức cho người điều khiển phương tiện, giúp họ nhận thức một cách đúng đắn về mức đꦜộ tỉnh táo của bản thân mỗi khi cầm lái trên đường.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.