Sau khi bài viết “ Dọa chọc mù khách k♋hông mua💛 mở hàng trong chợ Hà Nội🧔” của bạn đọc Trần Nhật Nguyệt được đăng tải, VnExpress đã nhận rất nhiều thông tin phản hồi từ phía các độc giả về chuyện bị chửi bới khi xem hàng mà không mua trong nhiều chợ ở Hà Nội.
Đa phần độc 🎐giả bày tỏ sự bức xúc của mình trước thái độ kém văn hóa cùng những hành vi mang tính côn đồ của một số người bá♋n hàng ở chợ.
Chính vì lẽ đó mà nhiều độc giả chỉ đến các 🌼chợ đó một lần duy nhất trong đời và không bao giờ dám quay trở lại nữa bởi những “cú đau thương” mà họ nếm trải đã trở thành “dấu ấn khó phai” trong đời.
Bạn đọc Reara tâm sự: “Tôi đã từng phải để ♊lại hai vết sẹo trên mặt vì không mua một cái á𓂃o phông (áo thun) ở chợ Ngã Tư Sở. Chủ cửa hàng ép tôi mua nhưng tôi không mua thế là ông ta đấm thẳng vào mặt tôi. Do không tránh kịp, tôi đã bị đập mặt vào tủ kính, bây giờ vẫn còn hai vết sẹo”.
Còn bạn đọc Tnhim chia sẻ: “ඣTôi đã từng bị người bán quần áo ở chợ xô đẩy đến trẹo khớp cổ chân vì xem hàng mà không mua”. Độc giả Khanhlong nhớ lại: “Tôi còn tận mắt nhìn thấy một nhóm bạn sinh viên người miền Trung vì không mua hàng mà bị chủ hàng cầm cây sào đánh tới tấp mà không ai vào can ngăn. Thật khủng khiếp!”
Độc giả Phanto thì bộc ꦯbạch: “Tại chợ Đồng Xuân, tôi đã từng bị bà bán hàng giơ kéo vào mặt dọa chọc vào mắt, do sờ vào hàng của bà mà không mua”.
Bạn Hoàng Anh khi còn là sinh viên đã có “kỷ niệm” đáng nhớ ở chợ Nhà Xanh: “Em hỏ🍸i mua một cái áo, thấy giá đắt quá nên bảo khôn🌳g đủ tiền mua. Em vừa mới quay đi thì bị túm tóc giật lại và cho ăn tát, sợ đến già luôn”.
Không phải là người trong cuộc nhưng khi chứng kiến một sự việc độc giả Hoa đã "tái xanh cả mặt" và quyết “một đi không trở lại” cái chợ gần nhà mình nữa. Số là lần ấy chị Hoa đi ngang hàng giày dép thì gặp một cô gái đang tìm mua một đôi giày. Sau một hồi ngắm ꦫnghía, cô gái đề nghị chị chủ cửa hàng cho mang thử. Khi thử xong, thấy không vừa ý, nên cô gái không mua. Thế là cô gái bị chủ cửa hàng giữ lại, vừa chửi, vừa dọa.
Cô gái 🧸ấ🌳m ức hỏi: “Chị bán hàng kiểu gì đấy?” thì liền nhận được câu trả lời rất xấc: “Kiểu chợ Ngã Tư Sở biết chưa?”.
Không chỉ nổi tiếng ở thái độ kém văn hóa cùng nhữ♔ng hành vi côn đồ của một số tiểu thương, nhiều chợ ở Hà Nội còn nổi tiếng với việc ngưཧời bán hàng hét giá “trên trời".
>> Xem thêm: Trà chanh vỉa hè "chặt chém" 270.000 đồng |
Bạn đọc Helen cũng gặp “tai nạn” khi đi mua đồ ở chợ Mơ. “Người bán kêu giá món hàng đó là 140.000 đồng, mình trả giá xuống 80.000 đồng và chủ hàng đồng ý. Mình gửi tiền cho con gái chị ♕ấy trong lúc chờ chị ấy cho áo và túi nilon. Nhưng đến khi mình chìa tay ra lấy túi thì chị ấy bảo: đưa thêm đây 60.000 đồng nữa, không thì khỏi mua bán gì hết. Cho đến giờ vẫn kh🎶ông quên được cảm giác lúc đó, vừa ức cho mình, vừa thấy xấu hổ thay cho cái văn hóa chợ búa như vậy”.
Độc giả Minh Nguyen dẫn lại câu chuyện của mẹ mình: “Lần ấy, khi mẹ tôi về Việt Nam thăm quê hương, mẹ đi chợ mua hàng cùng với ông ngoại và hai cậu. Mẹ đã cố nói giọng Bắc với hy vọng người bán hàng không hét giá quá cao. Nhưng sau khi mẹ tôi nhã nhặn trả giá cái khăn quàng cổ mùa đông, bà bán hàng đã mắng xối xả vào mặt: Việt kiều g💎ì mà keo kiệt, bủn xỉn trả từng đồng từng xua thể hở”.
Trước những tình trạng trên, độc giả Ánh nhận định: “Cách bán hàng của những người bán này thật không còn lời nào diễn 🅷tả được, nhưng người mua thì lại không biết phản ánh với ai. Tuy nhiên, xét cho cùng, với cách bán hàng này thì tự họ đào thải họ mà thôi. Vì một người kinh doanh muốn lôi kéo khách hàng, chính là t♋hái độ thoải mái, nhiệt tình, niềm nở, chu đáo. Nhiều người, chỉ vì con "săn sắt" mà lỡ mất con "cá rô".
Bạn đọc Bao Ngoc cũng khẳng định: "Những người bán hàng này có thể ép ℱkhách mua được một món hàng, nhưng họ sẽ không bán được 100 món hàng🍌 khác khi có nhiều người quyết tránh xa cái chợ này như thế. Họ chỉ thấy được lợi nhuận trước mắt, nhưng đã mất lợi nhuận tiềm năng, mất uy tín trong lòng khách hàng rồi”.
Song, bên cạnh đó, độc giả Phạm Đức Hướng lại cho rằng: “ Tôi ở Hà Nội và cũng hay đi mua hàng nhưng chẳng bao giꦅờ gặp phải trường hợp đối xử như vậy. Có khi là các "thượng đế" phải xem lại cách giao tiếp của mình”.
Cũng đồng quan điểm trên, bạn đọc Thaihaiquach bày tỏ: “Cũng cần phải thông cảm, ಌđôi khi khách hàng cứ thử thoải mái mà không mua nên chủ cửa hàng cũng dễ nổi khùng lắm”.
Là một người bán hàng, độc giả Lý Kim đã bộc bạch tâm sự của chính mình: “ Tôi là một người 🦋bán hàng điện tử. Nhiều khi gặp một số khách hàng thiếu tế nhị cũng khó chịu lắm. Một số khách tới hỏi hết món này rồi thử món kia lựa làm mình đổ mồ hôi. Nhưng sau đó lại không mua, còn tặng thêmꦫ câu: hàng không chính hãng, giá cao… thì thử hỏi làm sao người bán hàng không giận được”.
Chính vì lẽ đó trong những trường hợp này, để thể hiện được văn hóa trong cách bán và cách mua thì “cả người mua và người bán đều phải xem lại thái độ ứng xử của mình💝”, bạn đọc Joele đề nghị.
>> Xem thêm: Côn đồ ép khách mua "bò húc", nước yến trên xe đò về Tết
Tiểu Trúc tổng hợp
Chia sẻ những câu chuyện về đời sống xã hội của bạn tại đây.