"Về mặt cá nhân, tôi không sợ điều đó", Carles Puigdemont, lãnh đạo Catalonia, trả lời khi được hỏi về khả năng ông bị bắt trong bài phỏng vấn đăng trên báo Bild của Đức hôm nay. "Tôi không 🎉còn bất ngờ về việc chính phủ Tây Ban Nha đang làm. Tôi cũng có thể bị bắt, một bước🐼 đi tàn bạo".
Chính quyền Puigdemont dự kiến đề nghị hội đồng lập pháp khu vực tuyên bố độc lập vào ngày 9/10, sau khi ông công bố kết quả trưng cầu dân ý ngày 1/10, cho thấy 90% người đi bỏ ph𒐪iếu ủng hộ Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha. Madrid coi cuộc trưng cầu dân ý là phi pháp, đi ngược hiến pháp Tây Ban Nha.
Ông Puigdemont từng tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý cho tꦇhấy mong muốn của người dân là tách khỏi Tây Ban Nha và sẽ tiếp tục việc ly khai, bất chấp Madrid nhấn mạnh không để chuyện này xảy ra.
"Chúng tôi sẽ tiến xa như người dân muốn, nhưng không sử dụng vũ lự🌱c. Chúng tôi luôn là một phong trào hòa bình. Tôi chắc chắn Tây Ban Nha không thể phớt lờ ý muốn của nhiều người như vậy", ông Puigdemont cho biết thêm.
Chính phủ và hệ thống tư pháp Tây Ban Nha đều chưa dọa bắt Pu🎐igdꦕemont. Madrid mới chỉ cáo buộc ông phá luật khi phớt lờ phán quyết từ tòa án hiến pháp, cấm cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.
Liên đoàn cảnh sát và các chuyên gia chính trị cảnh báo chính phủ Tây Ban Nha có nguy cơ m🉐ất kiểm soát với Catalonia. Tình hình hiện tại được coi là cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Tây Ban Nha từ sau khi cuộc đảo chính quân sự năm 1981 bị Vua Juan Carlos I, cha của Vua Felipe, dẹp bỏ.
Catalonia là khu vực công nghiệp giàu có, dân số khoảng 7,5 triệu người, đóng góp khoảng 1/5 sản lượng kinh tế cho Tây Ban Nha. Khu vực này có ngôn ngữ và truyền thống văn hóa riêng. Catalonia từng đòi độc lập từ nhiều thế kỷ trước và xu hướng này tăng mạnh thời gian gần đây, liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Người dân Catalonia cho rằng mỗi năm họ phải nộp thuế cho Madrid nhiều hơn số tiền tài trợ nhận 𝕴lại từ trung ương.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã đề nghị tổ chức đàm phán đa phương, bàn về việc giảm thuế và một thỏa thuận liên quan đến hiến pháp, để Catalonia từ bỏ ý định độc lập. Tuy nhiên, Madrid yêu cầu Catalonia "quay lại con đường luật pháp" trước khi⭕ bắt đầu đàm phán.
Như Tâm