"Tôi đã nhiều lần nói rằng bạo lực không mang lại🐭 giải pháp, mà chỉ gây ra nhiều bạo lực hơn", bà Lam phát biểu tại cuộc họp báo ở Hong Kong hôm nay. "Việc nhượng bộ chỉ vì bạo lực đang leo thang sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn. Mặt khác, chúng ta nên xem xét mọi biện pháp nhằm chấm dứt bạo lực".
Tình hình Hong Kong bất ổn suốt 4 tháng qua, bắt nguồn từ việc biểu tình phản đối dự l💧uật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm sang những nơi chưa có hiệp ước dẫn độ với đặc khu, trong đó có Trung Quốc đại lục. Dù chính quyền đã rút dự luật, người biểu tình vẫn đòi hỏi những yêu sách khác, trong đó có việc bà Lam từ chức và mở cuộc điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát có hành vi bạo lực với người biểu tình.
Căng thẳng leo thang từ khi bà Lam ban lệnh cấm người biểu tình đeo khẩu trang và mặt nạ hômꦅ 4/10 nhằm "răn đe những phần tử 🌸nổi loạn và hỗ trợ cảnh sát thực thi pháp luật".
Cảnh sát Hong Kong hôm 13/10 cho biết bạo lực "đã chạm tới ngưỡng nguy hiểm tính mạng" sau vụ người biểu tình kích nổ bom tự chế, đâm dao n൩hằm vào sĩ quan và ném 20 quả bom xăng vào đồn cảnh sát chống bạo động. Trong khi đó, người biểu tình cáo buộc cảnh sát trấn áp quá mức khi khiến hàng nghìn người bị thương, thậm chí có người trúng đạn thật.
Trong chuyến thăm Hong Kong hôm 13/10, thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley cảnh báo đặc khu đang l🅰âm nguy do sự lộng hành của cảnh sát. Tuy nhiên, bà Lam bác bỏ bình luận này. "Cảnh sát Hong Kong là lực lượng chuyên nghiệp và văn minh. Tôi muốn các c𝔍hính trị gia tự hỏi mình rằng nếu những hành vi bạo lực quy mô lớn, đánh bom xăng, đốt phá và tấn công cảnh sát xảy ra ở đất nước họ, họ sẽ làm gì?", bà nói.
Cá💮c cuộc biểu tình khiến kinh tế Hong Kong lao đao và đối mặt với nguy cơ suy thoái đầu tiên trong vòng một thập kỷ qua. Trong buổi họp báo, bà Lam cho b🍎iết chính quyền sẽ tập trung vào những sáng kiến về nhà ở và đất đai, nhằm tìm cách khôi phục triển vọng trong tương lai của thành phố.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)