"Cực kỳ không phù hợp khi bất kỳ nước nào can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong. Tôi hy vọng không có thêm ai ở Hong Kong tìm cách tiếp cận để yêu cầu Mỹ thông qua đạo luật này", Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói với các phóng viên trong buổi họp🐼 báo.
Bình luận của bà Lam được đưa ra sau khi người biểu tình hôm 8/9 tuần hành trước lãnh sự quán Mỹ ở Hong Kong để kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong cho phép chính phủ M⛦ỹ đánh giá mức độ tự chủ chính trị của Hong Kong hàng nămꦡ để xác định có nên tiếp tục tình trạng thương mại đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong năm 1992 hay không.
Nếu được thông qua, đạ✨o luật có thể ảnh hưởng đến chiến lược của Bắc Kinh đối với Hong Kong. Và nếu tình trạng thương mại đặc biệt không ⭕còn, các khoản đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc và Hong Kong sẽ bị ảnh hưởng. Bà Lam cho rằng bất kỳ thay đổi nào trong quan hệ kinh tế với Mỹ đều sẽ đe dọa lợi ích chung.
Troꦓng khi một số chính trị gia thuộc hai đảng ở Mỹ ủng hộ người biểu tình Hong Kong, chính quyền Trump vẫn duy trì cách tiếp cận không can thiệp. Trump yêu cầu giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hong Kong và kêu gọi Bắc Kinh không sử dụng bạo lực. Tuy 🐬nhiên, ông cũng nói rằng Trung Quốc phải tìm cách giải quyết các cuộc biểu tình.
Sau cuộc tuần hành ôn hòa trước lãnh sự quán Mỹ, một số nhóm biểu tình tiếp tục kéo tới khu trung tâm để đốt lửa trên đường phố, dựng chướng ngại vật bằng hàng rào꧃ kim loại, chất gỗ ở lối vào nhà ga Central và châm lửa đốt. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình tại một số khu vực.
"Sự đập phá điên rồ tại các ga tàu điện ngầm cho thấy người biểu tình đã vượt quá việc bày tỏ quan điểm về dự luật dẫn độ và các yêuಌ cầu khác. Bạo lực leo thang và liên tục không thể giải quyết các ♕vấn đề chúng ta gặp phải ở Hong Kong", bà Lam nói trong buổi họp báo.
Biểu tình ở Ho𒅌ng Kong bùng phát từ đầu tháng 6 khi hàng trăm nghìn người xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ, trong đó cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới xét xử ở những khu vực tài phán mà thành phố chư🍸a có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Những cuộc biểu tình ôn hòa có lúc biến thành bạo lực, khiến cảnh sát phải dùng đạn hơi cay, bắn chỉ thiên và vòi rồng để đối phó.
Bà Lam hôm 4/9 tuyên bố rút hoàn toàꦐn dự luật dẫn độ để mở đường cho đối thoại với người biểu tình. Tuy nhiên, người biểu tình cho rằng động thái là "quá muộn và quá ít". Họ xuống đường ngay sau khi bà Lam tuyên bố rút dự luật để yêu cầu chính quyền đáp ứng 4 yêu cầu còn lại là một cuộc điều tra độc lập về biểu tình, tiến hành bầu cử dân chủ hoàn toàn, bỏ thuật ngữ "nổi loạn, bạo loạn" khi mô tả các cuộc biểu tình và thả những người biểu tình bị bắt.
Huyền Lê (Theo AFP)