Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Theo đó, PVN là công ty TNHH một thành vi𝕴ên do Nhà nước làm chủ sở hữu, vốn điều lệ hiện là hơn 177.600 tỷ đồng.
Lĩnh vực kinh doanh chính của PVN bị thu hẹp hơn để tập trung vào 5 ngành nghề chính, trọng tâm là thăm dò, khai thá𓃲c và kinh doanh dầu khí, thiết kế, xây dựng các công trình phương tiện phục vụ dầu khí.
Trong công tác quản lý và điều hành, để tránh những trường hợp làm thấ𒆙t thoát nặng tài sản của Nhà nước, Chính phủ cũng đưa ra các chế tài cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc. Cụ thể, nếu để PVN lỗ, mất vốn Nhà nước, quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không trả được nợ và đảm bảo tiền lương và chế độ cho người lao động thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc PVN không được thưởng, nâng lương và bị xử lý kỷ luật, nặng nhất là bị cách chức.
Tổng giám đốc sẽ bị xem xét miễn nhiệm ngay nếu để lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 2 năm liên tiếp, để t🏅ập đoàn trong tình trạng lỗ lại đan xen nhau nhưng không khắc phục được.
Khi PVN không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của PVN không được quyết ꦫđịnh tăng lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động của PVN.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo Quyết định ngày🐟 29/8/2006. PVN hiện là Tập đoàn đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước với số thu hàng năm chiếm từ 25-30%. 9 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 20.700 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD).
Huyền Thư