Tăng trưởng chậm, nợ tăng cao và chiến sự leo thang là các vấn đề hàng đầu trong cuộc họp thường niên kết thúc ngày 27/10 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, các lãnh đạo chủ yếu lo ngại về tác động của việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trꦰở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã giành được lợi thế trong các cuộc thăm dò gần đây, xóa bỏ phần lớn ưu thế ban đầu của ứng cử viên Đảng Dân chủ là Phó tổng thống Kamala Harris. Đây là chủ đề trong hầu hết cuộc trò chuyện giữa các quan chức tài chính,෴ th෴ống đốc ngân hàng trung ương và các tổ chức tham dự sự kiện tại Washington tuần trước.
Họ cho rằng Trump có thể làm xáo trộn hệ thống tài chính toàn cầu khi tăng thuế mạnh tay, phát 🐠hành thêm hàng nghìn tỷ USD trái phiếu và đảo ngược các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
"Mọi người dường như lo lắng về việc ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo v♍à chính sách nào được thực hiện dưới thời tổng thống mới", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết. Một thống đốc khác cũng tỏ ra lo ngại khi nói: "Dường như Trump ngày càng có cơ hội chiến thắng".
Cựu Tổng thống Mỹ đã đề xuất áp thuế 10% với hàng nhập khẩu từ tất cả các nước, riêng Trung Quốc là 60%. Việc này có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, châm ngòi cho lạm phát và các động thái trả đũa. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng cho biết trên Reuters rằng chiến tranh thương mại Mỹ - châu Âu sẽ chỉ k🌸hiến cả 💯hai bên cùng thiệt.
Trump đang thu hút cử tri Mỹ bằng các chính sách giảm thuế hào phóng, từ thuế thu nhập cá nhân, th🧜uế với tiền tip, tiền làm thêm giờ đến tiền trợ cấp về hưu. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân sách cảnh báo việc này có thể khiến khối nợ của chính phủ Mỹ tăng thêm ít nhất 7.500 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Ngược lại, chiến thắng của bà Harris đang được các quan chức tài chính coi là sự tiếp nối chính sách dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đó là vẫnꦏ tham gia hợp tác đa phương về khí hậu, thuế doanh nghiệp, giảm nợ và cải cách ngân hàng. Kế hoạch của bà cũng có khả năng khiến Mỹ tăng nợ, nhưng ít ꦉhơn nhiều so với ông Trump.
Biden vẫn giữ thuế mà Trump áp lên nhôm, thép nhập khẩu và nhiều hàng hóa của꧟ Trung Quốc. Ông thậm chí tăng mạnh thuế với các ngành công nghiệp mới của Trung Quốc như xe điện và năng lượng mặt trời. Bà Harris ủng hộ cách tiếp cận "có mục tiêu" này và chỉ trích đề xuất thuế quy mô lớn của Trump là một loại thuế tiêu dùng đối với các gia đình Mỹ.
Các thị trường tài chính đ🌺ang đặt cược vào sự trở lại của cựu Tổng thống Mỹ. Các tài sản liên quan đến ông, như cổ phiếu, Bitcoin hay peso Mexico đều diễn biến theo dự đoán này. Tháng này, Dollar Index tăng 3,6% - mạnh nhất trong hơn 2,5 năm qua. Steve Englander - nhà phân tích tại Standard Chartered - cho rằng 60% mức tăng này đến từ việc thị trường đặt cược Trump chiến thắng.
Thống đốc Ngân 🐷hàng Trung ương Brazil Roberto Campos Neto cho biết việc thị trường đặt cược vào Trump đã gây tác động lên lãi suất trong dài hạn tại nền kinh tế này. Lo ngại diễn ra trong bối cảnh IMF tuyên bố toàn cầu gần như đã chiến thắng lạm phát, khi sức mạnh kinh tế Mỹ bù đắp được sự suy yếu tạ༺i Trung Quốc và châu Âu.
Khi được hỏi sự trở lại của Trump sẽ tác động thế nào đến khuyến nghị chính sách của IMF, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết các ♊cuộc thảo luận của họ đều đang tập trung vào giải quyết vấn đề kinh tế hiện tại. "Cuộc bầu cử là của người Mỹ. Nhiệm vụ của chúng tôi là nhận diện thách thức và cá𝄹ch IMF có thể giải quyết các thách thức này", Georgieva nói.
Tháng t﷽rước, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tham chiếu được coi là cơ hội tăng trưởng cho các nước mới nổi, khi điều kiện tài chính và sức ép lên nội tệ được xoa dịu. Tuy nhiên, khả năng Mỹ thâm hụt ngân sách lớn dưới thời Trump khiến nhiều quan chức tài chính lo ngại "bữa tiệc" sẽ sớm chấm dứt.
"Thꦑâm hụt tăng sẽ khiến Mỹ phải vay nợ nhiều, đồng nghĩa𒊎 lãi suất trong dài hạn tăng lên. Điều này có thể kéo theo USD mạnh lên. Lãi suất tại Mỹ cao và đồng đôla mạnh chắc chắn không phải điều mà các nước mới nổi mong đợi", Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek chia sẻ trong một sự kiện bên lề cuộc họp.
Mối lo trả đũa thương mại toàn cầu cũng đang tăng lên. "Nếu một quốc gia áp thuế nhập khẩu, các quốc gia khác có thể làm điều tương tự, kéo giá cả tăng lên. Quá trình hạ nhiệt lạm phát sẽ là thách thức với các👍 ngân hàng trung ương", Lesetja Kganyago,Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nam Phi, nhận định.
Bộ trưởng Tài chính Arab Saudi Mohammed Al-Jadaan thì nhấn mạnh🌳 việc hợp tác trong quá khứ với các đời chính phủ Mỹ, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ. "Chúng ta chỉ cần duy trì đối thoại thôi", ông nói. Quan điểm này được nhiều lãnh đạo đồng tình.
"Chúng ta đã giải quyết được nhiều vấn đề, từ Covid đến căng thẳng chính trị. Mỗi thách thức đều là cơ hội để học hỏi cách 🥀vượt qua", Bộ trưởng Tài chính Angola Vera D꧒aves de Sousa kết luận.
Hà Thu (theo Reuters)