Phó giáo sư, tiến sĩ Mai Duy Tôn, Trưởng Phòng cấp cứu 1, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, riêng tại phòng cấp cứu 1, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Nhiều trường hợp đột quỵ, nhồi máu não do thay đổi nhiệt độ đột ngột.ꦅ Cơ thể đang trong chăn ấm, nhà ấm đi ra ngoài gặp rét đột ngột khiến các mạch máu co, gây tăng huyết áp đột ngột, tai biến có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số người trẻ bị tai biến do mắc bệnh lý dị dạng mạch máu, gặp yếu tố thời tiết tác động gây hiện tượng co mạch.
Theo phó giáo sư Tôn, khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ, nhiều người nhầm tưởng là chỉ đơn giản bị trúng gió nên nghỉ ngơi hoặc cạo gió là khỏi. Do đó, cần biết những dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ như đột ngột yếu, liệt, tê bì tay chân hoặc đột ngột khó nói, bất thường về giọng nói, không nói được. Có người bỗng dưng mất thị lực, nhìn mờ có thể một ho💫ặc hai mắt. Người bệnh cũng có thể chóng mặt, mất thăng bằng, mất phối hợp động tác…
Cách đơn giản kiểm tra một người bị đột quỵ là yêu cầu thực hiện 4 kỹ năng hàng ngày: Cười - nói🐈 - chào - đi lại. Cách này giúp kiểm tra khuôn mặt có bị 🗹mất cân đối, có giơ được cánh tay đang bị yếu lên, giọng nói có thay đổi so với ngày thường.. Nếu thấy bất thường thì cần gọi ngay cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất.
Để tránh bị đột quỵ trong thời tiết lạnh giá, phó giáo sư Tôn khuyên nên giữ ấm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột; đặc biệt giữ ấm ngực và chân. Lưu ý không 💛tập thể dục vào sáng sớm, buổi tối ở ng♑oài trời. Khi ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, ra khỏi chăn là phải khoác thêm áo ấm để sẵn trong giường; không nên dậy vào 4-5h sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng.
>> Xem thêm: Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ
Phương Trang