Đây là kết quả từ khảo sát của TELUS🍨 Health - dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu có hơn 10.000 chuyên gia. Báo cáo phát hiện 35% người lao động châu Á có hồ sơ rủi ro sức khỏe tinh thần cao và 47% có nguy cơ trung bình.
Khảo sát tiến hành từ tháng 11/2022 với 13.000 người lao động ở 12 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á. Jamie MacLennan, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc quản lý TELUS Health khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét dù dịch bệnh gần như kết thúc vào năm ngoái, người lao độn🐭g trong khu vực tiếp xúc với một số tác nhân gây căng thẳng mới như kinh tế không ổn định, thách thức về chi phí sống, chi phí y tế tăng, tác động của biến 💛đổi khí hậu, bất ổn địa chính trị.
Hàn Quốc (44%), Malaysia (42%) và Nhật Bản (41%) là các nước có tỷ lệ nhân viên đố🥃i mặt rủi ro sức khỏe tinh thần cao nhất. Những khó khăn về tinh thần hay cảm xúc phổ biến ở tất cả mọi cấp bậc và trong mọi ngành nghề, địa điểm được khảo sát.
Khảo sát cũng cho thấy năng suất lao động của châu Á tương đối thấp so với các khu vực còn lại trên thế giới. Chẳng hạn, điểm năng suất của châu Á là 47,2 trên thang điểm 100, Mỹ đạt 66,7 điểm, châu Âu 60,1. Con số này do nhiều yếu tố, bắt nguồn từ thực tế châu Á có mức độ kỳ thị sức khỏe😼 tinh thần cao hơn, ông MacLennan giải thích. Hơn một nửa người được hỏi thừa nhận họ lo lắng sự nghiệp bị hạn chế nếu chủ doanh nghiệp biết họ có vấn đề sức khỏe tinh thần.
Báo cáo cũng chỉ ra 45% người lao động châu Á tin rằng sức khỏe tinh thần tác động đến hiệu suất làm việc. 7 địa điểm báo cáo mức thiệt hại năng suất lao động cao hơn trung bình, bao gồm Malaysia, Ấn Độ và Philippines. Đây là vấn đề cần được nhà tuyển dụng quan tâm do chi phí kinh doanh có thể gia tăng khi nhân viên nghỉ🌜 ốm, không có khả năng làm việc trong dài hạn, làm việc khi không đủ khỏe mạnh hay nhảy việc.
Một nghiên cứu gần đây của Singapore kết luận các cá nhân gặp l🍸o âu, trầm cảm trở nên kém hiệu quả hơn, tương đương tổn thất 17,7 ngày làm việc mỗi năm và gây thiệt hại gần 12꧂ tỷ USD.
Theo Tim Dwyer, CEO công ty giải pháp y tế Aon châu Á - Thái Bình Dưꦡơng, hỗ trợ sức khỏe tinh thần của nhân viên là điều cần thiết để các tổ chức duy trì mức độ gắn bó và năng suất lao động cao. Những người tham♊ gia khảo sát tiết lộ họ muốn được hỗ trợ qua họp mặt trực tiếp hoặc tư vấn tại chỗ.
Bên cạnh căng thẳng, lo lắng, kiệt sức, người lao động còn bị ảnh 𒐪hưởng vì tài chính bấp bênh, theo báo cáo. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường kinh tế ngày nay, nơi nhân viên vật lộn với chi phí gia tăng và hầu bao siết chặt. Sức khỏe tài chính có liên hệ mật thiết với những thứ giúp cuộc sống dễ chịu, ý nghĩa hơn, cả hiện tại lẫn trên con đường nghỉ hưu.
Theo khảo sát, khoảng một phần ba nhân viên🗹 không có quỹ dự phòng khẩn cấp và cho biết tài chính tác động lớ𓄧n đến tinh thần của họ, thể hiện ở mức độ tập trung vào công việc kém hơn 60% so với nhóm còn lại.
Huy Phương (Theo CNBC)