"Sở Xây dựng TP HCM꧒ đề xuất nhà trọ ở thành phố muốn hoạt động phải đảm bảo diện tích sàn tối thiểu 5 m2 một người, hẻm rộng 4 m, cách đường chính không quá 100 m và có lối thoát nạn. Cuối cùng, người chịu khổ vẫn là công nhân thu nhập thấp mà thôi. Siết điều kiện như vậy thì phòng thỏa mãn chắc chắn giá thuê sẽ tăng cao, còn phòng không đáp ứng được sẽ phải dỡ bỏ. Khi mức lương chi trả sinh hoạt phí không đủ, tình trạng di cư lao động lại diễn ra. Tóm lại, thiệt cả cho người lao động, doanh nghiệp và thành phố.
Nhà tôi cũng đang kinh doanh phòng trọ. Bao nă🧜m nay, tôi giữ giá thuê 900 nghìn đến 1,2 triệu đồng một phòng 10 m2 ở Biên Hòa. Tỷ lệ lấp đầy nhà của tôi là 100%, trong khi xung quanh phòng trống rất nhiều. Nếu áp theo đề xuất mới của TP HCM thì tất nhiên tôi vẫn đủ điều kiện kinh doanh. Nhưng để hoạt động tốt, tôi sẽ cần đăng ký đầy đủ với Công an địa phương, định mức điện nước, PCCC; chi phí , sửa chữa... Tính theo lạm phát, lãi suất để đầu tư, chi phí vận hành, thì tôi buộc phải tăng giá cho thuê để bù lỗ. Và người thiệt sau cũng sẽ là người thuê nhà của tôi".
Đó là trăn trở của độc giả Tuấn Trần Ngọc xung quanh dự thảo đề cương đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ tại thành phố mà Sở Xây dựng vừa trình cho UBND TP HCM. Theo đó, nhà trọ ở TP HCM muốn hoạt động phải đảm bảo diện tích sàn tối thiểu 5 m2 một người, hẻm rộng 4 m, cách đưಌờ❀ng chính không quá 100 m, có lối thoát nạn...
Cùng chung nỗi lo khi lao động nghèo khó tìm nhà trọ giá rẻ vì quy định mới, bạn đọc Phamhoaivy chia sẻ: "Đành 🐷rằng chuꦚẩn diện tích 5 m2 một người là tốt, nhưng điều kiện thực tế hiện nay không cho phép. Quy định như vậy vô tình sẽ gây khó cho người lao động nghèo đang phải ở trong những căn phòng trọ nhỏ hẹp vì chi phí sinh hoạt cao, trong khi thu nhập thấp.
Quy định như vậy sẽ đẩy người lao động♊ yếu thế thêm phần khó khăn. Ít nhiều họ cũng đóng góp trong sự phát tr🌠iển chung của thành phố, dẫu biết rằng môi trường sống rộng rãi sẽ tốt hơn cho họ nhưng giá cao sẽ đẩy họ bỏ thành phố mà đi đến nơi khác phù hợp hơn".
>> Giá thuê nhà trung tâm đắt đỏ, sao không ra vùng ven🌳?
Cho rằng quy định phòng trọ mới còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, độc giả Munthinson nhận định: "Vấn đề 🥂là đưa ra tiêu chí như vậy thì cơ quan quản lý đã có phương án thay thế cho người dân lao động nghèo chưa? Tăng tiêu chuẩn kéo theo giá tăng thì người thu nhập thấp lấy đâu ra tiền trả? Nhà trọ cho dân lao động nghèo đại đa số là do vốn tư nhân. Nếu cứ theo tiêu chí này thì họ còn đâu chỗ để mưu sinhꦇ?
Theo tôi, các nhà trọ cũ chỉ nên tăng cường trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy và tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về phòng chống hỏa hoạn cho người dân. ꦦBên cạnh đó, có thể đưa những phòng trọ này vào diện theo d💟õi, giám sát chặt chẽ để thường xuyên nâng cao ý thức của chủ nhà cũng như người thuê trọ".
Đó cũng là suy nghĩ của bạn đọc Lão Tôn: "Quy định diện tích tối thiểu 5 m2 cho một người, hẻm trọ phải rộng hơn 4 m, theo tôi là quá xa vời thực tế. Hãy thử đến tất cả khu nhà trọ của công nhân ở các thành phố lớn thì chúng ta sẽ rõ. Cái mà người lao động nghèo hiện nay ở các thành phố lớn cần là có một căn phòng trọ đủ rộng, đủ tiện tích v💜à an toàn với mức giá thuê thấp, ổn định lâu dài. Mà để đáp ứng vấn đề này thì nhà nước cần vào cuộc hỗ trợ bằng cách xây các tòa khu nhà trọ xã hội và cho công nhân thuê lại sẽ khả thi hơn".
- 'Nên cấm nhà trọ nhái chung cư mini trong ngõ hẹp'
- 'Sống nhẹ nhàng từ khi bỏ nhà vùng ven, vào trung tâm Sài Gòn thuê trọ'
- Bỏ chạy vào trung tâm TP HCM sau vài năm thuê nhà vùng ven
- 30 năm ở trọ để dồn tiền mua nhà cho thuê
- Thuê trọ gần chỗ làm hay vay ngân hàng mua nhà xa?
- 'Cho lao động nghèo thuê nhà ở xã hội'