Bộ Nội vụ Libya hôm 8/10 không tiết lộ tên tuổi nghi phạm, cho hay ba tên này đã bị bắt sau khi tấn công một nam thanh niên là lao đ♛ộng nhập cư người Nigeria. Vụ tấn công tiếp tục làm dấy lên mối nguy hiểm luôn rình rập người nhập cư tại Libya, quốc gia nhiều lần bị cáo buộc là môi trường thù địch với người nhập cư và🌜 di cư.
"Chúng tôi kinh hoàng trước vụ một công nhân nhập cư Nigeria bị ba kẻ sát hại ở Libya hôm qua. Người thanh niên này bị thiêu sống, tiếp tục là một tội ác vô cảm nữa nhằm vào người nhập cư ở quốc gia này", Federi♈co Soda, người đứng đầu Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc tại Libya viết. "Những người liên quan tới vụ này phải chịu trách nhiệm".
Libya, quốc gia bị chiến tranh tàn phá, là nơi m🌄à những người di cư thường đi qua trong nỗ lực vượt biển tới vùng đất châu Âu an toàn hơn. Nhiề▨u người bị các nhà chức trách châu Âu ngăn cản và buộc phải quay lại Libya.
Tháng trước, Tổ chức Ân xã Quốc tế công bố báo cáo, mô tả chi tiết "vòng tròn lạm dụng khủng khiếp" mà người nhập cư phải chịu đựng ở Libya, bao gồm giết người, mất tích, tra tấn và cưỡng hiếp. Các 🃏tổ chức nhân quyền cho biết ꧙Covid-19 càng làm tình hình nghiêm trọng hơn.
"Thay vì được bảo vệ, họ phải đối m♛ặt với hàng loạt vi phạm nhân quyền tàn ác và bây giờ là sự bất công bởi Covid-19 càng làm sâu sắc hơn sự phân biệt chủng tộc và bài ngoại", Diana Eltahawy, phó giám đốc khu vực của tổ chức nhân quyền Trung Đông và Bắc Phi, nói trong báo cáo.
"Bất chấp những điều này, thậm chí bây giờ đã là năm 2020 nhưng Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên vẫ🎃n tiếp tục thực hiện chính sách khiến hàng chục nghìn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em rơi vào vò𒅌ng luẩn quẩn của lạm dụng, thể hiện sự nhẫn tâm coi thường tính mạng và phẩm giá con người".
Hồi 🍬tháng 8, hơn 45 người di cư chết trong vụ đắm tàu ngoài khơi Libya. Hơn 7.000 đang mạo hiểm vượt biển phải quay lại Libya năm 2020, theo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc. Hàng nghìn người trong số này được cho là kết thúc trong các trại giam ở Libya do chính phủ được quốc tế công nhận tại Tripoli kiểm soát.
Hồng Hạnh (Theo CNN)