Hơn 20 lao độ🐓ng nhập cư ở Qatar được phỏng vấn đều mô tả cảm giác tuyệt vọng, thất vọng và sợ hãi khi bất ngờ thất nghiệp mà không có cách nào để kiếm sống. Một số người không thể ♎về nước, một số buộc phải xin thức ăn từ chủ lao động hoặc tổ chức từ thiện.
"Trong nhà tôi không còn nhiều đồ ăn nữa, chỉ còn dư ít gạo và đậuಌ, đủ ăn vài ngày. Chuyện gì sẽ đến khi chỗ lương thực này cũng hết?" Rafiq, một người Bangladesh làm nghề giúp việc, nói. Cô mất việc hồi tháng 3.
Qatar, nơi có hơn hai triệu lao động nhập cư, là một trong những nơi có tỷ lệ nhiễm nCoV trên đầu người cao nhất thế giới với hơn 16.000 ca 𝓡trên dân số 2,8 triệu người. Khoảng 25% số người xét nghiệm nCoV trong 10 ngày qua cho kết quả dương tính, phần lớn là lao động nhập cư.
Chính phủ Qatar cho biết đa số đều là ca nhẹ, tỷ lệ t♚ử vong thấp, chỉ có 12 ca. Từ giữa tháng 4, nước này đã hỗ trợ cho những công ty phải ngừng hoạt động và không trả được lương hay phải chấm dứt hợp đồng với người lao động vì Covid-19, đồng thời yêu cầu các công ty tiếp tục cung cấp chỗ ở và thực phẩm cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người không nhận được hỗ trợ𝓡.
Một phụ nữ Philippines đến Qatar hai tháng trước cho♔ biết ch꧃ỉ nhận được nửa tháng tiền lương và đã bị cho nghỉ việc.
"Ông chủ nói không có tiền. Gia đình tôi ở Philippines phải làm sao bây giờ. Họ cần tôi gửi tiền về. Làm cách nào để có đồ ăn đây? Không ai cho chúng tôi cả, thậm chí cả ô🔜ng chủ cũng không cho chúng tôi đồ ăn", cô nói.
Những người bị ảnh hưởng nặng nh✃ất là lao động không có giấy tờ và những người thuộc diện "thị thực tự do". Họ thường chỉ nhận được công việc tạm thời, không có hợp đồng lao động dài hạn để được cung cấp thực phẩm và chỗ ở.
Saidul, một người làm nghề trang trí nhà cửa đến từ Bangladesh, tới Qatar bằng "visa tự do", cho hay ông không có việc làm t🏅ừ giữa tháng 3.
"Tôi đã tiêu hết tiền dành dụm. Tôi đang vay tiền bạn bè và người thân để mua thức ăn, thuê nhà🌠. Rất khó để sống tiếp mà không có việc làm. Tôi không sợ nCoV. Vấn đề là không ai thuê tôi làm việc", ôn൩g nói.
Những người làm nghề giúp việc là những người đꦬặc biệt dễ bị tổn thương. Một nhóm người giúp việc Nepal thuê nhà sống ở ngoài, chỉ tới nhà chủ làm việc ban ngày, cho biết đã bị bỏ rơi sau khi từ chối chuyển vào ở cùng nhà chủ vì sợ lây nCoV và sợ bị lạm dụng.
Công ty tuyển dụng đã bắt họ ký giấy, nói rõ không còn chịu trách nhiệm trả lương nữa. Từ đầu tháng 3, mỗi n𒅌gười chỉ nhận được 27 USD.
"Chúng tôi hết sạch tiền rồi. Chúng tôi đã xin người giám sát một ít lương thực, ông ấy cuối cùng cũng cho, nhưng chuyện gì xảy ra khi số൩ lương thực này hết?", m꧒ột người nói.
Phần lớn Khu Công nghiệp ở ngoại ô Doha, nơi có những khu nhà công nhân, nhà máy và nhà kho rộng lớn, vẫn trong tình trạng phong tỏa sau khi Covid-19 bùng phát hồi tháng 3. Đây là nơi ở của hàng trăm nghìn người trong những ký túc xá tồi tàn, chật chội. Đường sá bị chặn lại bằng hàng rà♚o sắt, cảnh sát canh gác ngày đêm.
Chính phủ Qatar đã mở gói hỗ trợ va💜y vốn hơn 800 triệu USD cho doanh nghiệp để tiếp tục trả lương lao động buộc phải cách ly, nhưng một số người trong Khu Công nghiệp cho hay họ không được chi trả.
"Công ty bảo rằng sẽ không trả tiền lương tháng 4 nhưng sẽ cho chúng tôi tiền mua thực phẩm, vậy ꧙mà chúng tôi cũng không nhận được. Họ chỉ đưa một khay trứng, một ít dầu ăn vài ngày trước. Chỉ có thế mà thôi", F❀eroz, lao động người Ấn Độ mắc kẹt ở Khu Công nghiệp gần hai tháng nay, nói. "Chúng tôi đang gặp vô vàn khó khăn, như thể bị cầm tù ở đây".
Chính phủ Qatar tháng trước cho biết đã điều 1.000 xe tải c𝕴hở hàng hóa tới Khu Công nghiệp mỗi ngày𝓰, cung cấp thực phẩm, nước và vật tư bảo hộ cho người lao động.
Tình cảnh tương tự của những người lao động lương thấp ở Qatar xảy ra khắp Vùngꦜ Vịnh, nơi các nền kinh tế hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào hàng triệu lao động nhập cư từ Nam Á, Đông Nam Á và Đông Phi.
Số lượng người nhập cư tự tử tăng vọt ở Kuwait. Người lao động ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết họ đang mắc kẹt mà không có công việc, cũng 🎃không ܫcó cách nào quay về nước, trong khi Arab Saudi đã trục xuất hàng nghìn người giúp việc Ethiopia.
Một liên minh các tổ chức nhân quyền đ꧒ã viết thư cho chính quyền các nước Vùng Vịnh hồi tháng 4, cảnh báo lao động nhập cư thu nhập thấp "rất dễ" nhiễm nCoV. Họ kêu gọi chính phủ các nước thực hiện từng bước giảm thiểu tác động của dịch đến kinh tế.
Qatar cho hay sẽ xét n♏ghiệm và miễn phí điều trị cho mọi lao động nhập cư, đồng thời đã "thực thi lệnh hạn chế đi lại trên diện rộng" và "các quy định nghiêm ngặt" để phòng Covid-19.
Ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở Qatar hôm 27/2 và tới 5/5, quốc gia này ghi nhận hơn 17.000 ca nhiễm, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ hai trong số🎶 22 quốc gia nói tiếng Arab. Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 3,76 triệu ca nhiễm và hơn 264.000 ca tử vong.
Hồng Hạnh (Theo Guardian)