Hai năm liên tiếp, Chính phủ khi tung ra các gói an sinh 62.000 t♎ỷ và 26.000 tỷ đồng, đều đưa lao động không có hợp đồng (lao động tự do) vào diện hỗ trợ.
Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tới cuối tháng 12/2021, các gói an sinh đã hỗ trợ được trên 30,4 triệu lượt lao động với tổng kinh phí 33.564 tỷ đồng. Riêng các tỉnh, thành đã hỗ trợ trên 14,9 tri𓂃ệu lượt lao động tự do và các nhóm đặc thù khác với tổng kinh phí 19.600 tỷ đồng từ nhiều 🃏nguồn (chiếm gần 60% tỷ lệ giải ngân toàn gói).
Địa phương phía Nam như TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương là nhóm có số kinh phí hỗꦕ trợ lớn nhất. Một số tỉnh, thành chưa có số liệu báo cáo hỗ trợ lao động tự do, gồm Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.
Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từng nhấn mạnh đây là nhóm bị ảnh hưởng sâu và trực tiếp, nhꦉưng cũng khó triển khai hỗ trợ, khó tiếp cận nhất. Việc xác minh thông tin nhóm này được coi là một trong những "điểm nghẽn" của gói 62.000 tỷ đồng, khi chỉ hỗ trợ được cho khoảng một triệu người với kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng.
Cán bộ xã, phường khó lập danh sách lao động tự do bởi họ di chuyển thường xuyên, không cư trú ổn định. Có tổ trưởng dân phố phải đi đến 8 - 9 lần mới gặp được người lao động để khảo sát, đánh giá rồi mới hỗ trợ được. Nhiều địa phương trong quá trình xét duyệt lúng túng, vì ch🌌o rằng nhiều lao động tự do nằm trong nhóm vi 🍸phạm trật tự văn minh đô thị.
Để gỡ nút꧃ thắt trên, với gói 26.000 tỷ đồng, thủ tục và mức hỗ trợ được Chính phủ giao trực tiếp về cho địa phương tự quyết, tùy thuộc ngân sách, đặc thù và không thấp hơn mức sàn 1,5 triệu đồng.
Những chính sách dù đột phá so với nhiều năm trước, song nhìn lại quá trình giải ngân các gói hỗ trợ vẫn tồn tại rào cản với lao động tự do. Các địa phương tự quyết nên mỗi nơi có cách hiểu và quy định khác nhau. Công việc của lao động tự do ở tỉnh này có thể được xếp vào diện hỗ trợ, song tỉnh khác lại không. Mức hỗ trợ có nơi 2 triệu đồng song hầu hết bằng mức sàn 1,5 triệu. Cá biệt có tỉnh không hỗ trợ lao động ಌtự do như Quảng Ngãi, vì ngân sách eo hẹp, cần kinh phí cho chống dịch.
PGS.TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, gọi nhóm này là tầng "mất tích" trong hệ thống an sinh. Họ không thuộc khu vực chính thức, không tham gia bảo hiểm xã hội nên không được hỗ trợ từ gói 38.000 tỷ đồng (từ Quỹ BHXH), cũng lại là nhóm khó nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng bởi vì không🦩 có dữ liệu, không thể xác định "họ là ai".
Chung nhận định, bà Nguyễn Thu Giang, Viện phó Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng (Light), đánh giá việc thiếu hệ thống dữ liệu là rào cản lớn nhất trong hỗ trợ với lao động tự do. Việc làm của họ vốn bấp bênh, thu nhập cũng mất ổn định, những người tiếp cận được hỗ trợ lại cần phải có xác nhận về nhân thân, xác nhận mất thu nhập, liên quan đến sổ hộ khẩu, mã số cá nhân. Chính bà hồi tháng 8/2021 từng đề xuất lãnh đạo ngành lao động Hà Nội cắt bỏ thủ tục yêu cầu lao động tự do về quê hoặc nơi thường trú để xin xác nhận, nếu thụ hưởng hỗ trợ tại nơi tạm trú vàꦕ ngược lại.
"Với những rào cản này, lao động tự do dường như vẫn là nhóm bị bỏ lại khá nhiều trong các đợt trợ 🔯giúp. Đây là nhóm rủi ro nhất, nguy cơ nhất lại khó hỗ trợ nhất", bà nói.
Theo bà Giang, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để chính sách an sinh bao phủ trên diện rộng và vươn tới những nhóm yếu thế, trước tiên Chính phủ 🐷cần xây dựng hệ thống dữ liệu để xác định được lao động tự do là ai, nhân thân thế nào. Hệ thống dữ liệu an sinh này cần kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư, để khi Chính phủ triển khai các g🅰ói hỗ trợ mới thì người lao động không cần phải tự xin hoặc về nơi cư trú xin giấy xác nhận nữa.
Thủ tục, tiêu chí nhận hỗ trợ cũng nên đơn giản để người lao động sớm tiếp cận. Chính phủ cần lưu ý về sự th🧸am gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng người lao động và chính người thụ hưởng. Họ có thể trở thành cầu nối, giúp các nhóm yếu thế꧟, dễ tổn thương tiếp cận chính sách.
Về lâu dài, cần "dịch chuyển" dần nhóm phi chính thức vào khu vực chính thức, bằng cách là hệ thống hóa những công việc tự do sang có quan hệ lao động, có đóng ♓BHXH để khi gặp biến cố, họ có trợ cấp thất nghiệp, hưởng chính sách như lao động chính thức.
Ngoài xây dựng hệ thống dữ liệu, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên 🍌cứu Đời sống Xã hội, cho rằng chính quyền cần huy động sự tham gia của cộng đồng lao động di cư. Các nhóm này thường có mạng lưới khá đặc thù và tương đối hẹp, đó là những người đồng hương, cùng xóm trọ, cù🐻ng ngành nghề với nhau.
Chính mạng lưới này nắm bắt thông tin về chính sách hỗ trợ và lan truyền cho nhau nhanh nhất. Họ biết rõ ai là người khó khăn nhất, thậm chí có thể cung cấp thôღng tin đầy đủ nhất đế﷽n chính quyền.
"Chính quyền cần chấp nhận các nhóm không chính thức này như một phần của xã hội để cùng tham gia🌺 thực thi chính sáchꦦ", ông Lộc nói.
Việt Nam có hàng chục triệu lao động phi chính thức làm việc tự do hoặc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, đặc 🐷trưng không có hợp đồng, không hưởng lương cố định, không tham gia BHXH bắt buộc.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và Tổ chức lao động thế giới, phần lớn lao động phi chính thức tại Việt Nam làm việc trong 3 nhóm ngành: "Công nghiệp chế biến, chế tạo", "Xây dựng" và "Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy". Tỷ trọng lao động phi chính thức của 3 ngành này chiếm tới gần 70% tổng số lao động phi chính thức🦋. Tiếp theo đó, nhóm ngành "Dịch vụ lưu trú và ăn uống" cũng chiếm tỷ tr𓂃ọng khá lớn với khoảng 11%.
Hồng Chiêu