Lao động ngồi vạ vật tại tòa tháp đôi Petronas. |
Ngày 21/3, cả nước Malaysia đi bầu Thủ tướng mới. Kuala Lumpur tưng bừng cờ hoa. Trong khi đó, tại tháp đôi cao nhất thế giới Petronas, nơi vẫn được khách du lịch quốc tế đặc biệt quan tâm♎, là một cảnh tượng trái ngược. Hàng trăm lao động VN chia thành từng toán nhỏ đứng ngồi vất vưởng, bệ rạc nơi vỉa hè, vườn hoa, trong hành lang và trên sàn nhà bóng loáng của tòa tháp đôi. Thỉnh thoảng họ lại bị những nhân viên bảo vệ mặc đồng phục "mời" ra ngoài với những câu tiếng Mã căng thẳng. Họ phần lớn là công nhân đang làm việc tại các công trường xây dựng và trong những nhà máy đang thiếu việc làm.
Anh Nguyễn Xuân Đức - quê Thanh Liêm, Hà Nam, được Công ty Simco (Tổng công ty Xây dựng Sông Đà) đưa sang làm việc tại nhà máy Sekimas ở Kuala Lumpur, cho biết, anh cùng với 18 lao động sang Malaysia từ ngày 26/9/2003. Qua 6 tháng vꦐẫn có việc làm song việc không đều nên thu nhập rất thấp khiến anh em chán nản. Một thanh niên tên là Phạm Văn Hưng mặc quần áo ga, đội mũ cối kể, anh do Công ty Invescon tuyển chọn đi làm việc ở Malaysia. Nhưng công ty không được phép xuất khẩu lao động đi Malaysia nên đã lấy danh nghĩa một công ty khác đưa anh sang. Công việc của anh là móc cống, quét rác, rất ⛎vất vả, nhưng cũng từ lâu không được trả đủ lương.
Qua lời kể của nhiều lao động Việt Nam, cách đây chưa lâu, toàn bộ 47 lao động làm việc ở Công ty HCW BINA đã phải lần lượt về nước do không có việc làm. Tương tự, 78 lao động (trong tổng số 120 người) làm việc cho Công ty MUHIBBAH cũng đã phải về nước do không đáp ứng được công việc. Tiếp đến, nhà máy Howai Genting cũng "theo chân" phá sản khiến 32 lao động VN phải khăn gói về quê.
Khó khăn lớn nhất hiện nay rơi vào những người làm nghề xây dựng. 3 công trường lớn của nước bạn là Josu, Sri Ram Pai, Politeknik Muadzamshah ở tỉnh Pahang cách đây chưa lâu đã đồng loạt giãn việc, giãn thợ khiến 702 lao động VN không có việc làm, bị nợ lương, trừ lương, điều kiện ăn ở, sinh hoạt gặp vô cùng khó khăn. Một lao động (đề nghị không nêu tên) cho biết: "Từ 3 tháng nay tôi không được nhận một đồng lương nào. Chúng tôi đi trong đoàn 19 người thì 4 người không chịu nổi sự cực khổ đã về nước rồi, 15 người chúng tôi còn lại cũng sẽ phải về nước trong nay mai, nhưng trước khi về phải đòi được tiền đã". Trong nhóm lao động này, anh Phan Văn Hùng (quê Diễn Châu, Nghệ An) đã bị ốm từ nhiều tháng nay, chủ không chấp nhận, trả về VN, nhưng không có tiền để về.
19 lao động do Công ty Youthexco Đà Nẵng đưa đi làm việc tại Malaysia còn khốn khó hơn. Ngày 19/11/2003, trước khi đi mỗi người phải đóng số tiền là 1.100 USD cùng nhiều chi phí khác. Tuy nhiên▨, khi sang Malaysia họ không được bố trí công việc ổn định, nay đây mai đó trong các công trường lao động ở nước bạn với đồng lương rẻ mạt. Đến ngày 25/11/2003, họ bị đuổi hẳn ra khỏi công trường, và từ đó đến nay phải sống lang thang, tiền ăn cũng không có trong khi công ty hoàn toàn phủi trách nhiệm. Mong muốn lớn nhất của 19 con người là được về nước.
Ở phía đối diện tháp đôi, là văn phòng Ban Quản lý lao động VN tại Malaysia. Ngày 22/3, có khoảng 30 lao động đang chờ ở cửa văn phòng. Số này chỉ vừa nhảy xe buýt từ Pahang (cách Kuala Lumpur 80 km) lên. Đại diện của nhóm xưng tên là Trần Văn Tiến (quê Nam Giang, Nam Trực, Nam Định) cho biết, anh em ở đây đều làm việc ở công trường Sri Ram Pai, do nhiều công ty VN đưa đi như: OSC, Youthexco Đà Nẵng, Inter Serco, Vietracimex (trung tâm Sao Vàng), Hamexco... Trong lá đơn gửi Ban quản lý viết ngay tại chỗ có đoạn: "Tất cả công nhân VN tại công trường Sri Ram Pai từ lâu không có việc làm, không có lương, không có tiền ăn, hiện sống vô cùng khó khăn ở Malaysia. Chúng tôi yêu cầu công ty cung ứng phải thanh toán dứt điểm 3 tháng lương cho anh em công nhân; phải đưa anh em về VN càng sớm càng tốt; phải thanh lý hợp đồng và đền bù thỏa đáng cho lao động...".
Ông Mai Viết Khai - Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Malaysia - giải thích: "Ngày 22/3 lao động lên đây ít đấy. Có hôm họ kéo đến 215 người ngồi chật các lối đi, rồi nấu mì, luộc trứng thì thụp... Họ cứ nghĩ rằng việc gì ban cũng giải quy⛎ết được nên đến ăn vạ". Ông Khai thừa nhận, việc công trường Sri Ram Pai dừng sản xuất và công nhân mất việc, không có lương là có thật. Ngoài ra, còn nhiều nơi khác lao động mình cũng gặp khó khăn. Ban đã nhiều lần nhắc nhở các d🐻oanh nghiệp giải quyết dứt điểm cho công nhân chuyển chủ hay về nước. Tuy nhiên, chỉ một số doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết, song một số khác như Youthexco Đà Nẵng, Bitocimex (Bình Phước), Cửu Long (Hải Phòng) đã không thực hiện chỉ đạo, bỏ rơi người lao động. Đó là lý do vì sao hàng trăm người lao động đã nên nông nỗi này.
(Theo Lao Động)