Lao phổi lấy đ💖i 1,5 triệuও mạng người mỗi năm, là bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Trong suốt thập kỷ qua, số người chết vì bệnh truyền nhiễm đã được duy trì ở mức thấp nhất. Tuy nhiên ở thời kỳ dịch bệnh, lao phổi, HIV, sốt rét đang chực chờ trở lại.
Vấn đề không chỉ đến từ việc giới khoa học chuyển hướng tập trung sang nCoV, mà còn do tình trạng cách ly, khiến các bệnh nhân ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh gặp rất nhiều rào cản🀅 tiếp cận dịch vụ y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. Lệnh hạn chế di chuyển ♒hàng hải và hàng không cũng gây khó khăn cho khâu vận chuyển thuốc tới các khu vực bị ảnh hưởng nhất.
Gián đoạn, chậm trễ trong điều trị có thể dẫn tới kháng thuốc, một vấn đề vốn đã ♒rất nhức nhối ở nhiều quốc gia.
Các chuyên gia dự đoán nếu tình trạng nói trên kéo dài, số ca lao phổi, HIV và sốt rét trên toàn thế giới có thể tăng thêm hàng trăm nghìn đến hàng triệu. Điều này sẽ khiếnꩲ những thành tựu y tế lùi lại hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ.
Vấn đề đầu tiên xuất phát từ việc chậm trễ trong chẩn đoán. Một bệnh nhân càng lâu được chẩn đoán thì lộ trình điều trị bắt đầu càng muộn. Đối với bệnh t🧸ruyền nhiễm, bệnh có thêm điều kiện phát tán, trở nặng vàܫ gây tử vong.
Ví dụ như sốt rét, chẩn đoán chậm một chút có thể dẫn tới chết người. Trong một số trường hợp, bệnh nhân tử vong trong vòng 36 tiếng kể từ khi bắt đầu sốt cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 🎀đang cân nhắc việc phát thuốc sốt rét cho tất c🍸ả người dân châu Phi - một biện pháp bất đắc dĩ từng được sử dụng trong dịch Ebola trước đây.
Năng lực chẩn đoán suy giảm có thể khiến bệnh dễ lây lan hơn. Mỗꩵi bệnh nhân lao có thể lây cho khoảng 15 người khác trong vòng một năm, đặc biệt trong🌱 môi trường nhà ở - điều gần như chắc chắn khi lệnh phong tỏa được thực hiện.
Rất nhiều công cụ vốn được sử dụng để chẩn đoán HIV và lao🅘 nay đều được sử dụng𝓀 để xét nghiệm nCoV. Ở rất nhiều quốc gia, số ca lao được phát hiện giảm mạnh: 70% ở Indonesia, 50% ở Mozambique và Nam Phi, 20% ở Trung Quốc, theo số liệu của WHO.
Tiến sĩ Giorgio Franyuti, giám đốc điều hành của Medical Impact, một nhóm vận động y tế ở Mexico, cho hay: "Không ai được xét nghiệm lao. Trong suy nghĩ của các nhân viên y tế cũng như các nhà chức trách hiện tại chỉ có Covid-19 mặc dù lao là "con quái vật" đáng sợ nhất". Số ca tử vong do nCoV khônꦺg thể so sánh với lao, ông khẳng định.
Đại dịch cũng khiến nguồn cung thiết bị xét nghiệm trở nên khan h🥀iếm khi các công ty chuyển hướng sang sản xuất kit thử nCoV để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Sự khán hiếm xảy ra với cả bệnh 🐠lao và sốt rét.
Vấn꧙ đề lớn thứ hai là những gián đoạn trong việc điều trị, cụ thể bao gồm: hạn chế về chuỗi cung ứng, chuyển hướng trong sản xuất thuốc, và rào cản địa lý đối với những bệnh nhân cần di chuyển để lấy thuốc.
Ở Indonesia, nhiều bệnh nhân HIV đã phải dùng dè sẻn lượng t🃏huốc vốn được cấp cho một tháng lên hai tháng, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ.
Lệnh pho🔯ng toả ở Nairobi khiến cho nhiều bệnh nhân phải vay mượn thuốc từ người thân, trộn lẫn hoặc thậm chí bỏ dùng dẫn tới nguy cơ kháng thuốc rất cao. Thomas Wouto, một bệnh nhân HIV, phải mượn thuốc của vợ.
Nguồn thꦺuốc của Mexico đã hết hạn sử dụng. Ở Brazil, thuốc HIV và lao được mua và phân phối bởi Bộ Y tế. Hiện tại, khi tất cả nguồn lực tập trung vào Covid-19, việc phân phối và điều trị gặp nhiều hạn chế. Kể cả khi chính phủ và các tổ chức tư nhân mua được thuốc trước hàng tháng, trữ lượng toàn cầu vẫn có thể cạn kiệt sớm.
Hơn 80% nguồn cung thuốc kháng virus trên thế giới đến từ Ấn Độ. Chi phí sản xuất có thể đội lên khoℱảng 225 triệu USD một năm vì thiếu hụt nguyên liệu🙈, nhân công, giao vận và biến động tiền tệ, theo nhận định của Tổ chức phòng chống AIDS thuộc Liên Hợp Quốc.
"Chúng ta chỉ phụ thuộc vào một vài nhà phá♊t triển và sản xuất then chốt. Việc cần làm là đa dạng hóa nguồn cung những🔥 loại thuốc quan trọng", tiến sĩ Meg Doherty, giám đốc chương trình phòng chống HIV của WHO, đánh giá.
Linh Phan (Theo NY Times)