Không chỉ hồ Xuân Hương, trước đây Đà Lạt còn có một số hồ khác được xây dựng dọc những con suối lớn thuộc hệ thống suối Cam Ly. Ngày nay những hồ nước này có cái đã bị xóa sổ hoàn toàn bꦡằng việc người dân tự ý bồi lấp như hồ Vạn Kiếp, một số hồ khác cũng bị bồi lắng rất nhanh qua những mùa mưa bão mà chính quyền thỉnh thoảng phải tổ chức nạo vét như các hồ Than Thở, Mê Linh, Đội Có...
Lịch sử hình thành và phát triển Đà Lạt cũng đã có những trận lũ lịch sử được ghi nhận, cụ thể là tháng 3 năm 1932, hồ Xuân Hương Đà Lạt ngày nay với dung tích trên một triệu mét khối (tên cũ Grand Lac- tiếng Pháp là hồ lớn) đã bị nước lũ cuốn trôi trong một cơn bão. Lúc đó hồ Xuân Hương được ngăn thành 2 con đập tạo thành 2 hồ nước giữa trung tâm Đà Lạt vào các năm 1919 và 1923 . Đây là một hồ nhân tạo được ngăn từ suối Cam Ly với mục đí🐻ch tạo cảnh quan cũng như thêm tác dụng điều tiết nguồn nước trên dòng suối chính của Đà Lạt.
>> 'Cái gì cũng ♕có ở Đà Lạt, chỉ không còn rạp Hòa 𝄹Bình'
Ngoài hệ thống hồ nước, Đà Lạt với diệ🦩n tích tự nhiên 395km2, là hàng trăm quả đồi với một hệ thống khe suối bao quanh các thung lũng uốn quanh những quả đồi đó, tạo thành một thế thoát tự nhiên vô cùng hiệu quả.
Rất tiếc, hệ thống khe suối này lâu nay không được chú trọng quản lý đúng mức. Chính quyền không có thông báo chiều rộng và hành lang an toàn của những khe suối th😼eo từng khu vực cụ thể để người dân tuân thủ, nên hệ thống khe suối này từng năm càng bị hẹp dần do người dân lấn suối để mở rộng diện tích canh tác. Nhà kính, nhà lưới phát triển nhanh chóng làm cho nước mưa không có chỗ thấm, và tệ hại hơn phần lớn khi làm nhà kính người dân lại be bờ, lấn suối.
>> Xây nhà cao tầng trên đỉnh 👍đồi Đà Lạt - sương mù nhường chỗ bê tông
Đà Lạt giờ đây mỗi khi mưa🐟 lớn thường bị ngập lụt cục bộ do tốc độ đô thị hóa nhanh, và những nhà kính, nhà lưới làm nông nghiệp phát triển đến mức chóng mặt. Tuy nhiên tình trạng này vẫn có thể khắc phục bằng các biện📖 pháp quản lý.
Bên cạnh đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn của chính quyền địa phương thì một yếu tố vô cùng quan trọng là ý thức của người dân phải được nâng cao. Ở những khu vực đông dân cư, phần lớn những mương, cống thoát nư🍨ớc chính đã được nhà nước đầu tư. Hệ thống thoát từ nhữn🌞g công trình nhà ở của cá nhân hay một khu vực nhỏ thì người dân tự làm để đấu nối vào mương thoát của hệ thống giao thông hay các suối công cộng. Những mương thoát này cứ dần dần càng hẹp khi đất ở trở nên khan hiếm. Chưa kể, những mương nước nhỏ trong khu dân cư thường xuyên bị tắc nghẹt do sự thiếu ý thức của một số người. Họ có thể tự nhiên tống rất nhiều loại rác xuống mương thoát nước mà không hề nghĩ tới hậu quả.
Ngay tại những vùng nông nghiệp cũng xảy ra tình trạng tương tự. Sau những vụ thu hoạch rau màu, bà con phải vệ sinh đồng𒉰 ruộng, và một khi đất canh tác đã lấn đến sát suối thì bao nhiêu thứ liên quan đến sản xuất đều được tống khứ xuống những con suối đang ngày một nhỏ đi. Hậu quả là tắc suối gây ngập vườn rau, mầm bệnh của cây trồng phát tán nhanh từ ruộng🍸 này qua ruộng khác dẫn tới canh tác khó khăn, phải dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn.
Là ng𒆙ười sống ở Đà Lạt lâu năm tôi ♏khẳng định Đà Lạt chưa đến mức quá tải, hiện tượng ngập lụt ở Đà Lạt mỗi khi mưa lớn chỉ là cục bộ xuất phát từ những nguyên nhân như đã nói ở trên.
Nếu Đà Lạt có sự quản lý tốt hơn thì tình hình sẽ được khắc phục đáng kể vì Đà Lạt không bị ảnh hưởng triều cường, độ dốc của địa hình lớn nên nước thoát rất nhanh. Tình trạng ngập lụt thường xảy ra chóng vách và nước sẽ rút tàn bộ sau mưa khoảng một giờ đồng hồ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.