Ngày 12/10, ông Hòa, làng Klă, xã Ia Kly cho biết giếng nước tự phun cách nhà khoảng 100 m. Sau hơn hai tháng, hiện tư༺ợng này vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Vì vậy gia đình ông đã thuê người xây một bệ xi măng bao quanh và lắp đường ống bằng sắt, có van khóa nhằm ngăn chặn dòng khí phun cao. "Về lâu dài, gia đình vẫn mong muốn có thể🦩 đưa dòng khí này vào phục vụ cho khoa học", ông Hoà nói.
Trước đó, hồi cuối tháng 7, cần nước tưới cho🥃 cây nên ông Hòa đã khoan giếng cũ của gia đình sâu hơn 100 m nhưng không có nước. Sau đó, ông khoan thêm chừng 90 m thì bộ dụng cụ khoan nặng khoảng 21 tấn có dấu hiệu bị đẩy lên. Khi kéo máy khoan lên, giếng nằm ở trên đồi xảy ra hiện tượng phun khí cao hàng chục mét.
Qua kết quả khảo sát, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung nhận định hiện tượng trên xả🐟y ra có thể do qu꧒á trình khoan đã chạm một túi khí (độ sâu 186 m trở xuống). Nước phun từ giếng rất trong, không mùi, có vị the, hơi ngọt, nhiệt độ bình thường, không nguy hại đến sức khỏe người sử dụng.
Theo ông Hoàng Văn Long, chuyên gia Viện Dầu khí Việt Nam, trong lòng đất hoặc vùng ngập nước có nh๊iều vi sinh vật, khi chết sẽ lắng xuống trầm tích, làm🌠 lớp này giàu chất hữu cơ (bùn đất và xác sinh vật).
Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, chất hữu cơ phân hủy thành các hydrocacbon phần lớn là khí🌠 metan (khí đốt bếp gas) và một số loại khác (H2S, CO2). Lượng khí nạp vào lòng đất càng nhiều thì áp suất càng tă🔯ng, túi khí sẽ giải phóng khi có vật tác động.
Trần Hóa