Năm nay, bản quyền AFF Cup 2018 được miễn phí cho báo đ𓂃iện tử, đài truyền hình. Nhà tài trợ đứng sau là Công ty cổ phần Lavifood - một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Ông Lee Yong Kyun - Tổng giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Lav🐓ifood chia sẻ lý do đồng hành cùng bóng đá và nỗ lực khẳng định thương hiệu nông sản Việt.
- Tại sao một công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như Lavifood lại quan tâm đến bóng đá và thể thao, thưa ông?
- Ở Việt Nam, thể thao là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của hơn 90 triệu người dân và bóng đá được coi là môn thể thao vua, có sức hút lớn với tất cả mọi người. Là người Hàn Quốc đang làm việc cho doanh nghiệp Việt Nam và cũng đam mê bóng đá, tôi rất vui khi thấy bóng đá Việt có những bước phát triển vượt bậc từ vòng chung kết U23 châu Á với sự dẫn dắt của người đồng hương ♌là huấn luyện viên Park Hang Seo.
Chúng tôi làm việc trong 2 lĩnh vực khác nhau nhưng có cùng niềm đam mê với hàng triệu người Việt Nam. Vì thế, tôi và Lavifood muốn trởꦅ thành cầu nối tình cảm cho đội tuyển và người hâm mộ. Chúng tôi muốn lan tỏa, khơi dậy tình yêu bóng đá trong mỗi trái tim Việt Nam. Qua đó sẽ truyền cảm hứng chiến thắng, tinh thần vượt khó, không ngại gian nan, thử thách đến mọi người nông dân - nhữꦍng đối tác quan trọng trong chuỗi giá trị của Lavifood.
- Mục đích của công ty là muốn lan tỏa tình yêu bóng đá đến hàng triệu người Việt Nam nhưng điều đó sẽ giúp ích gì cho nông dân?
- Lavifood cho rằng, bóng đá có giá trị cộng đồng rất lớn. Trong quá trìnhও đồng hành cùng nông dân, chúng tôi hiểu họ cũng là những người đam mê bóng đá cuồng nhiệt.
Nhiều cầu thủ xuất sắc cũng xuất thân từ 🔯gia đình nông dân. Giống như các cầu thủ ghi bàn thắng trên sàn đấu quốc tế, người nông dân Việt Nam đang "ghi bàn" ra thị trường thế giới bằng nông sản của họ.
Với việc tạo ra những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ꦚđạt tiêu chuẩn của quốc tế, nông dân sẽ "sút bóng" với tâm thế khác, giàu khát khao và tự tin hơn. Lavifood sẽ đồng hành cùng bà con trong hành trình đưa nông sản ra thế giới để sản phẩm Việt cũng sẽ giành được những chiếc cup vô địch về chất lượng trên trường quốc tế.
- Vậy Lavifood hỗ trợ họ như thế nào?
- Chúng tôi sẽ đồng hành cùng những người nông dân để hướng dẫn họ những giải pháp canh tác tối ưu, vừa giảm giá thành vừa nâng cao giá trị nông sản. Lavifood cũng muốn đào tạo người nông dân thành người công nhân trong nông nghiệp, luôn tuân thủ kỷ lu🌟ật, tuân thủ nguyên tắc cam kết của mình với nhà sản xuất, khách hàng và lao động theo tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy, nông sản Việt Nam mới được nâng cao cả về lượng lẫn chất.
- Đâu là hạn chế của ngành nông sản chế biến của Việt Nam?
- Tại Việt Nam, người nông dân sản xuất giỏi nhưng lại yếu ở khâu chế biến sau thu hoạch. Nguyên nhân là do kinh phí để thực hiện không hề nhỏ. Hơn nữa, việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không có sự liên kết với nhau càng khiến cho việc chế biến trở nên khó khăn hơn. Do đó, theo thông kê tại Việt Nam mới có 9% trong tổng số 22 triệu tấn rau củ quả, trái﷽ cây được chế bi🐼ến mỗi năm.
Lavifood sẽ giải được bài toán này. Chúng tôi liên kết với 🦄nông dân, tạo ra vùng nguyên liệu rộng lớn. Họ sản xuất còn Lavifood lo việc chế biến và tiêu thụ. Mô hình chúng tôi xây dựng sẽ có sự liên kết giữa 6 nhà: nhà nông - nhà nước - nhà đầu tư - nhà băng - nhà khoa học - nhà phân phối.
- Doanh nghiệp sẽ làm cách nào để giúp nâng cao được giá trị sản phẩm của nông dân?
- Lavifood đã có kinh nghiệm trong việc chế biến rau củ quả. Công ty đã xuất khẩu thành công hàn🐻g nghìn tấn thành phẩm gồm nhiều loại trái cây sang các thị trường: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp... nên có thị trường tiêu th𝔍ụ rất rộng lớn.
Quan trọng bây giờ là bà con cần áp dụng các tiến bộ kỹ ღthuật vào canh tác, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn. Còn trong chế biến, chúng tôi sẽ áไp dụng công nghệ cao, để tạo ra được thành phẩm đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, Lavifood có 2 nhà máy được đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các nước trên thế giới.
Cuối năm nay, nhà máy chế biến rau củ quả công nghệ cao Tanifood, đóng tại tỉnh Tây Ninh sẽ đi vào hoạt động. Nhà máy này có công suất 6🐬0.000 tấn thành phẩm; sản xuất đông lạnh 20.000 tấn; sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn; sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn mỗi năm.
Bên cạnh đó, mỗi năm, nhà máy có thể sản xuất nước ép trái cây bao gồm đóng 144 triệu lon, 230 triệu chai PET, 72 triệu chai thủy tinh và 144 triệu hộp giấy... Như vậy, 500 tấn nguyên liệu được chế biến mỗi ngày. Tham vọng của Lavifood là muốn đưa nông sản Việt Nam bay xa hơn nữa trên trường q🗹uốc tế.
Huệ Chi