Trong công văn ngày 20/12 về việc tăng c🌄ường giám sát chất lượng thuốc, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế địa phương lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở sản xuất, phân phối và cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM cũng lấy mẫu kiểm tra thuốc thuộc Danh mục thuốc kháng virus trong điều trị C✱ovid-19, bao gồm thuốc chứa hoạt chất molnupiravir, favipiravir, remdesivir... trong chương trình nghiên cứu, thử thuốc lâm sàng theo phác đồ Bộ Y tế phê duyệt. "Việc kiểm tra nà✱y nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo cung ứng đủ thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả cho hoạt động khám chữa bệnh", Bộ Y tế nêu trong công văn.
Gần đây xuất hiện tình trạng mua bán thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Thuốc được rao bán là điều trị Covid-19 có dược chất molnupiravir (đang thử nghiệm lâm sàng), hoặc thuốc nhập từ nướ🔯c ngoài chứa dược chất molnupiravir, favipiravir (chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam).
Khảo sát của VnExpress cho thấy giá bán các loại "thuốc kháng virus" này khá đa dạng. Đắt nhất là molnupiravir loại 400 mg (20 viên) giá từ 14,5 đến 16 triệu đồng; molnupiravir loại 200 mg (lọ 40 viên) từ 8,3 đến 9,6 triệu đồng; favipiravir 4🤪-5 triệu đồng.
Bộ Y tế đánh giá việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch; nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu. Đầu tháng 12, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra, xác minh tình trạng mua bán này.
Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ tổng cộng 300.000 liều thuốc molnupiravir cho Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ. Chươ🦩ng trình được triển khai tại TP HCM từ giữa tháng 8 và hiện đã mở rộng 46 địa phương có dịch. Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình cho thấy thuốc có tính a🐈n toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị.
Trong báo cáo hôm 16/12, Bộ Y tế cho biết đã "chuẩn bị đủ nhu cầu" thuốc điều trị. Ngoài molnupiravir, Bộ Y tế đang dự trữ hơn 1,1 triệu lọ thuốc remdesivir (kháng virus dùng tiêm tĩnh mạch, điều trị bệnh nhân nặng tại bệnh viện), đã phân bổ cho các địa phương, đơn vị hơn 514.000 lọ. Thuốc favipiravir đã được p♓hân bổ hơn 1,7 triệu viên, Bộ Y tế còn lại 250.000 viên và dự kiến tiếp nhận một triệu viên đến cuối năm. Các địa phương, đơn vị có nhu cầu đề nghị có văn bản đề xuất về Bộ Y tế để được xem xét, phân bổ.
Trên thực tế F0 điều trị 🐽tại nhà đang thiếu thuốc molnupiravir. TP HCM quyết định chỉ cấp phát thuốc molnupiravir chﷺo người có nguy cơ, cao tuổi, có bệnh nền, mà không phát cho tất cả F0.
Bộ Y tế đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, xin cơ chế cấp phép với các thuốc điều trị Covid-19. Trường hợp 🙈được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua, thì năng lực sản xuất trong nước sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc kháng virus cho nhu cầu điều trị, theo Bộ Y tế.