- Là một trong những nhà thiết kế chuyên may đồ cho Hoa hậu, đặc biệt là Hoa hậu Thu Thảo, anh tìm những cảm hứng nào để tạo mẫu cho cô ấy?
- Hoa hậu Thu Thảo không chỉ là "nàng thơ" mà còn là người em gái thân thiết của tôi. Thảo có vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát mà e ấp chứ không quá rực rỡ như nhiều ngôi sao khác. Ngoài công việc, chúng tôi thường cùng nhau đi ăn, cafe hay tâm sự buồn vui trong nghề. Tôi luôn nảy ra ý tưởng mới vào những lúc tinh thần thoải mái, vui vẻ nhất. Và chính Thảo đã truyền không ít c💦ảm hứng sáng tạo cho tôi bởi vẻ đẹp tâm🍌 hồn của cô ấy.
- Hai người thường làm việc thế nào để tạo ra những sản phẩm thể hiện tính cách và con người của Hoa hậu Thu Thả♈o?
- Thường trước mỗi sự kiện lớn, Thảo gọi cho tôi từ sớm và chia sẻ về tính chất sự kiện. Thảo rất dễ tính, cô ấy hoàn toàn tôn trọng và hầu như không hỏi trước tôi sẽ làm đồ dạng nào. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là cô ấy chỉ thích phong cách kín đáo, nhã nhặn, tuyệt đối không kim sa màu mè hay sexy quá đà. Nhiều người bảo♋ Thảo "một màu", đó cũng là áp lực khiến tôi phải làm ♓nên những bộ váy đơn giản nhưng vẫn khác biệt và tôn lên vẻ đẹp của cô ấy.
- Thiết kế trang phục cho người nổi tiếng mang lại cho anh những thuận lợi và áp lực gì?
- Công bằng mà nói, để sao mặc đồ của mình là một cách quảng bá hiệu quả. Tôi không đòi hỏi gì về tiền bạc khi thiết kế riêng hay cho người nổi tiếng mượn đồ đi sự kiện. Tuy nhiên, hầu hết các sao tìm đến đều yêu cầu đồ mới, chưa ai mặc để không "đụng hàng". Đây là mộꦫt điều khó xử vì hiếm ai nghĩ chúng tôi cũng phải tự bỏ tiền mua vải và mất nhiều thời gian để hoàn thành một bộ váy.
- Bộ váy gấm của Angela Phương Trinh từng bị cho là copy trang phục Phạm Băng Băng. Là người đã sáng tạo ra nó, anh chia sẻ gì về thiết kế này?
- Trong thiết kế, việc sử dụng một số chi tiế⛄t cơ bản như nơ, phom đuôi cá... là điều vẫn gặp ở mọi thương hiệu cao cấp, nhất là những thương hiệu làm dòng ứng dụng.
Phương Trinh là khách hàng của tôi. Cô ấy thích phong cách Phạm Băng Băng, nên tôi dựa trên những tấm ảnh để hiểu ý đồ Trinh muốn và làm một bộ v♏áy theo cách của riêng mình. Lúc thiết kế trang phục này, chúng tôi đã nghĩ đến khả năng bị cho là ăn cắp ý tưởng. Tôi biết điều gì khiến Phương Trinh tìm đến tôi chứ không phải là các♔ nhà may danh tiếng ở Sài Gòn, nhưng không phải khán giả nào cũng hiểu, cũng biết.
- Theo anh, đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng "đụng ý tưởng", thậm chí đạo thiết kế trắng trợn đang tràn lan trong ngành thời trang ở Việt Nam?
- Tôi đọc báo thấy các nhà thiết kế ăn học ở nước ngoài phản ứng khá gay gắt về tình trạng này. Nhưng họ đều là những người có điều kiện nên không hiểu vị trí của chúng tôi cũng như tâm lý khách hàng. Ít nhất trong giai đoạn kinh tế khó khăn này, chúng tôi cần bán được đồ, có nguồ🌄n khách ổn đ🅠ịnh thì mới dám sản xuất bộ sưu tập mang tính trình diễn.
Có cung mới có cầu, một nhà thiết kế chỉ được gọi là thành công khi sản phẩm được đón nhận. Hơn nữa, nếu thiết kế các bộ sưu tập theo đúng quy chuẩn quốc tế thì tiền vải, nhân công, phụ k🀅iện... cũng khiến giá thành bị đội lên con số nghìn USD. Với thu nhập trung bình của dân mình, không mấy ai mua chỉ để mặc một vài lần dù họ vẫn thích chạy theo xu hướng hoặc phong cách của các ngôi sao quốc tế.
- Một thực trạng khác ở Việt Nam là ai cũng có thể trở thành nhà thiết kế, từ người mẫu, diễn viên đến ca sĩ. Anh đánh giá thế nào về sự cạnh tranh này?
- Ở nước mình, mỗi năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp thời trang nhưng r🌳ấ💝t ít bạn sống được với nghề. Lớp thiết kế của tôi có 9 người ra trường nhưng chỉ có tôi, Phạm Đăng Anh Thư và Kim Khanh ra nghề, còn lại đi dạy.
Nói các bạn người mẫu, diễn viên là nhà thiết kế cũng không chính xác. Tôi có nhiều người bạn trong showbiz, cũng "tay ngang" nhưng chưa bao giờ nhận mình là nhà thiết kế. Họ bán được hàng không chỉ dựa vào danh tiếng mà còn vì sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý khách. Chúng tôi vẫn diễn chung một sàn catwalk, vẫn chung mục đích là phục vụ công chúng.
- Vậy theo anh, điểm khác biệt lớn nhất của anh và họ là gì?
- Chắc là quan điểm kinh doanh và lợi nhuận. Nói thật, là nhà thiết kế nhưng sức bán của cửa hàng tôi th🅰ua xa một số bạn người mẫu, stylist. Vì họ sản xuất đại trà và đặt may gia công ở nhiều nguồn khác nhau nên lúc nào cũng có đồ mới, lượng khách ổn định và doanh thu tốt.
Về bản chất, đồ thiết kế khác xa đồ shop ở cách xử lý chất liệu nhằm mang đến những điểm nhấn mới lạ cho từng mẫu, như đắp ren, thêu hoặc đính kết trên bề mặt. Đồ thiết kế công phu hơn, mất nhiều thời gian hơn nhưng giá bán tính ra lại không có sự chênh lệch quá lớ🅠n.
Những người làm thời trang chỉ vì lợi nhuận sẽ không chọn cách trở thàn🐬h một nhà🅰 thiết kế. Với những khách hàng không hợp gu hay đꦓòi hỏi những phá cách mà tôi nghĩ không đúng, tôi vẫn từ chối. Tiền quan trọng nhưng phải thỏa mãn được cả về mặt cảm xúc nữa.
- Nhiều người cho rằng, phong cách của Lê Thanh Hòa thiếu ổn định. Việc chiều lòng khách có phải là một trong những lý do?
- Tôi cũng thấy mình thất thường trong việc tạo ra phong cách riêng. Âu cũng do tôi vừa làm đồ mình thích, vừa đáp ứng thị hiếu khách. Tôi thích phong cách đường phố, nổi loạn, nhưng mọi người lại biết tôi nhờ đầm dạ hội. Thỉnh thoảng tôi thiết kế vài mẫu ấn tượng để thỏa mãn đam mওê, nhưng chỉ trưng trong nhà. Bởi tiệm nhỏ mà còn trưng những đồ hơi "quái" thì💃 khách sẽ không dám quay lại.
Ở nước ngoài, mỗ🎃i người chuộng một phong cách, họ không lo bị ràng buộc bởi những săm soi của người quen hay lạ. Các nhà thiết kế cũng có thể sống thoải mái với đam mê. Còn ở Việt Nam, khách chỉ chịu mua đồ thiết kế cho những dịp quan trọng.
Lê Thanh Hòa sinh năm 1985, tốt nghiệp t🥂hủ khoa ngành thời trang, khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kiến trúc TP HCM. Năm 2009, anh đoạt giải quán quân cuộc thi "Thiết kế thời trang thuần khiết". Tháng 1/2011, anh tham gia thiế🅰t kế áo dài cho các Tổng lãnh sự ☂quán nước ngoài tại Việt Nam trong chương trình "Áo dài không biên giới". Năm 2011, anh tham gia Đẹp Fashion Show 10. Năm 2012, anh là người thiết kế trang phục chính cho Á hậu Hoàng My trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới. |
Vân An thực hiện