Nghệ sĩ về nước sau 5 năm, hát trong các đêm nhạc tại TP HCM (16 và 25/12), Đà Lạt (17/12), Đà Nẵng (30/12) và Hà Nội (22/12 và 1/1/2023). Dịp này, bà nói về cuộc sống, chu♉yện làm nghề ở tuổi thất thập.
- Bước sang tuổi 70, sức khỏe của bà thế nào?
- Những năm trước, tôi đi lại nhiều nên ꦇđôi lúc thấy mệt mỏi. Hai năm dịch, tôi chủ yếu ở nhà, ăn ngủ điều độ, thấy khỏe hơn rất nhiều. Mỗi ngày, tôi đều tập thể dục khoảng 5-10 phút. Theo tôi, việc tập luyện không nhất thiết phải kéo dài, cường độ cao nhưng buộc phải đều đặn mới hiệu quả. Thời gian còn lại, tôi chăm vườn cây, nuôi cá koi, tinh thần sảng khoái.
Tôi thấy giọng hát mình không xuống dốc, thậm chí còn nồn♐g nàn hơn xưa. Tôi thường tập những ca khúc khó, nhiều nốt cao để thử thách bản thân. Hôm trước, một người bạn đến xem tôi biểu diễn và nó🦹i: "Nếu không nhìn thấy chị trên sân khấu, chỉ nhắm mắt lại và nghe, em tưởng như vẫn là chị của 30 năm trước". Một số khán giả khác nói không nghĩ tôi hát được như vậy ở tuổi 70, cho rằng tôi hát nhép. Kỳ thực, tôi không hề thích hát nhép, chỉ làm như vậy nếu ban tổ chức yêu cầu.
- Mối quan hệ của bà với người đàn ông từng được gọi là bến đỗ cuộc đời sau nhạc sĩ Phương đến nay thế nào?
- Tôi và anh Phạm Khôi Nguyên là tri kỷ, nương tựa nhau về mặt ꦜtinh thần. Chúng tôi sống gần nhà nhau, anh giúp tôi lo chuyện xe cộ, đi lại, hỗ trợ một số công việc để tôi yên tâm đi hát. Anh cũng trân trọng chồng quá cố của tôi, vì thế, tôi để anh bước vào cuộc sống của mình.
Tô🉐i hay bị ghán ghép nhiều người khác giới. Chẳng hạn, vài hôm trước, một số người cắt ghép ảnh của ca sĩ Quang Thành và tôi, dựng một video có tiêu đề "Chồng mới của Lê Uyên". Từ sau khi nhạc sĩ Phương mất, rất nhiều người, trong đó có cả một số bạn thân của anh, ngỏ ý yêu đương nhưng tôi đều từ chối.
- Chồng đã mất hơn 20 năm, vì sao bà không mở lòng?
- Tôi ít đi chơi, giao du bạn bè, lại không dùng mạng xã hội, chỉ quanh quẩn ở nhà tập hát, chăm sóc cây cối, nấu ăn. Tôi hài lòng khi sống với những hoài niệm cũ. Mỗi ngày, tôi đều thắp hương cho chồng, trò chuyện với anh trong tâm tưởng. Khi có việc gì băn khoăn, tꦉôi 🔯đều "hỏi" anh, ví dụ như: "Hôm tới, em đi hát, nên hát bài gì mình nhỉ?". Khoảng 5-10 phút sau, tôi chợt có câu trả lời cho những thắc mắc của mình.
Có 🍌nhiều điều anh từng nói, trước đây tôi không hiểu, giờ mới ngộ ra. Anh bảo ban tôi nhiều khía cạnh về đời sống, âm nhạc, những chi tiết nhỏ trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ, anh nói tôi hãy sống tự nhiên như cây cỏ, đừng bon chen, tranh đấu như mọi người, để tất cả đều thanh thản. Sau khi anh mất, tôi mới ngộ ra điều này.
* Lê Uyên Phương hát "Dạ khúc cho tình nhân"
- Những kỷ niệm gì với chồng thường sống dậy trong tâm trí bà?
- Tôi nhớ mọi chi tiết, từ ngày hai chúng tôi lần đầu gặp gỡ cho đến khi anh mất năm 1999. Hồi mới quen, tôi 15 tuổi, ở cách anh một căn nhà tại Đà Lạt. Vừa gặp nhau, anh nói "Chào cô", tôi nhìn thẳng vào đôi mắt anh và thấy tim mình rung động. Càng tiếp xúc, tôi càng nể phục anh, con người tài năng, trí tuệ, lại tốt bụng. Ban đầu, tôi bị gia đình ngăn cấm vì nhà anh nghèo, anh lại mắ🎶c bệnh về xương. Sau đó, chúng tôi vượt mọi khó khăn để đến với nhau, có hai conꦇ gái. Sống với chồng, tôi được anh lo lắng, quan tâm mọi thứ, không phải suy nghĩ gì.
Tháng 6/1999, khi cả hai sống ở Mỹ, anh bị đau chân rồi đi viện khám, phát hiện ra mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tôi đau đớn vì từ lúc anh ngã bệnh đến lúc qua đời, chúng tôi chỉ có 19 ngày ở bên nhau. Con số đó giống như định mệnh. Năm 1970, khi từ Đà Lạt vào Sài Gòn biểu diễn, chỉ sau 19 ngày༺, chúng tôi trở thành hiện tượng âm nhạc lúc bấy giờ.
- Bà có dự định gì với âm nhạc và cuộc sống?
- Tôi vẫn đang viết nốt c꧟uốn hồi ký, dự định hoàn thành vào năm sau. Tôi đã viết xong phần về tuổi thơ, đang bắt đầu viết về giai đoạn gặp gỡ𝄹, yêu đương với chồng.
Với âm nhạc, tôi muốn các ca khúc của anh Phương được đến với nhiều người hơn. Khi mất, anh để lại năm tập nhạc. Tôi mới thu âm hai CD ca khúc của anh, tức là được khoảng một nửa trong số đó. Ca khúc của anh hay ở chỗ mỗi bài ✱đều có nét riêng nhưng không nằm ngoài mạch cảm xúc chung. Tôi có nghe một số nghệ sĩ khác hát nhạc của anh nhưng chưa tâm đắc. Với tôi, mấu chốt của việc hát sáng tác của anh Phương không phải kỹ thuật, mà là cảm xúc xuất phát từ trái tim.
Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của nhạc sĩ Lê Minh Lập (1941-1999) và ca sĩ Lê Uyên (tên thật là Lâm Phúc Anh, sinh năm 1952). Họ nổi tiếng với loạt tình khúc tại Sài Gòn trước năm 1975, như Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Vũng lầy của chúng ta, Cho lần cuối, Hãy ngồi xuống đây... được khán giả đón nhận nồng nღhiệt. Âm nhạc Lê Uyên Phương bàng bạc triết lý nhưng vẫn gợi cảm giác gần gũi về niềm hạnh phúc♑, sự chia ly. Nhiều ca sĩ hát nhạc của Phương, nhưng đến nay, người được xem thể hiện thành công nhất chính là vợ ông - Lê Uyên.
Như Khánh Ly - Trịnh Công Sơn, tên Lê Uyên Phương đi vào lịch sử tân nhạc Việt Nam. Chuyện tình của họ trải dài từ đời sống riêng đến âm nhạc và gắn liền vùng đất Đà Lạt. Năm 1999, nhạc sĩ qua đời vì ung thư phổi ở California, Mỹ. Từ khi chồng mất đến nay, ca sĩ lập vườn, cất nhà gỗ như không gian Đà Lạt thu nhỏ tại Mỹ để thờ chồng. Lê Uyên từng nói không ai có thể thay thế được hình ảnh chồng trong trái tim bà.
Hà Thu