Ông Nguyễn Văn Phẩm, cha Lee Nguyễn, là người có niềm đam mê lớn với môn bóng đá và võ thuật. Khi sang Mỹ, gia đình ông định cư ở thành phố Dallas, nơi môn bóng đá được ưa thích vì tiểu bang Texas vốn có cộng đồng người Mexico rất lớn.
"Tôi qua Mỹ năm 1973, lúc 12 tuổi, cuộc sống ở xứ lạ nhìn chung là khó khăn và cô đơn. Tôi rất thích đá bóng và thường xuyên chơi ở trường học, tự tập khi có thời gian rảnh. Sau này cộng động người Việt ở Mỹ nói chung và Dallas nói riêng bắt đầu đông lên thì chúng tôi lập ra đội gồm các thanh niên Việt Nam để thi đấu khắp nơi ở thành phố. Bóng đá giúp những thanh niên đồng hương xa xứ gần gũi nhau hơn, bớt đi nỗi nhớ quê hương", bố của Lee Nguyễn chia sẻ VnExpress.
Chính vì sinh hoạt ở đội bóng của thanh niên Việt Nam nên ông Phẩm và em trai, dù sang Mỹ từ nhỏ, đến giờ vẫn nói tiếng Việt sành s𒆙õi chứ không lơ lớ như nhiều người đồng hương khác. Có thể hình khá hạn chế (cao 1,63m), nhưng do có võ nghệ, ông Phẩm chơi ở vị trí hậu vệ và không ngần ngại đá mạnh bạo với các đối thủ Tây cao to hơn.
"Thời trẻ đá bóng có nhiều kỷ niệm nhớ lạ🀅i rất mắc cười. Bọn 🦄tôi cũng hung hăng lắm chứ không vừa. Đá bóng, va chạm rồi đánh lộn với bọn Mỹ suốt. Tôi nhớ có lần, tôi bị một đối thủ đá cho nằm sõng xoài ra sân, tôi định đứng bên 'bụp' hắn thì thấy một anh bạn đồng đội chạy tới. Tôi cứ tưởng anh ta can tôi không đánh đối thủ, ai dè hắn 'bụp' luôn tên kia một phát”.
Khi sinh con trai đầu lòng, ông Phẩm chỉ mới 25 tuổi, nên còn đầy nhiệt huyết và quyết tâm truyền đam mê bóng đá cho Lee Nguyễn. "Việc đầu tiên để làm cho đứa bé yêu thích bóng đá là phải cho nó tiếp xúc với qu🦂ả bóng càng sớm càng tốt. Khi Lee một tuổi, tôi mua cho nó quả bóng mềm nhỏ, rồi cứ khi lớn hơn chút thì tôi mua quả bóng lớn hơn. Đứa trẻ khi tiếp xúc với quả bóng, theo phản xạ, chúng sẽ lấy tay cầm bóng nhưng tôi không cho Lee cầm m𝓀à tập cho nó dùng chân để đá", ông hồi tưởng.
Theo thời gian, ông Phẩm chơi bóng đá với con mỗi ngày, từ động tác đơn giản nhất như đá qua đá lại. "Tập với con nít phải kiên nhẫn mới được. Đến khi Lee lên bốn tuổi, tôi lần đầu tiên dẫn con ra đá bóng ở sân cỏ. Cho đến giờ tôi vẫn nhớ như in gương mặt đầy thích thú, lạ lẫm ꦐcủa Lee khi đá quả bóng lăn trên ngọn cỏ", ông Phẩm bồi hồi nhớ.
Tiểu thần đồng bóng đá của Dallas
Được cha rèn bóng đá từ rất sớm nên đến khi vào lớp một, Lee Nguyễn đã có kỹ năng cơ bản, điều khiển quả bóng rất thuần thục. Cộng thêm tố chất t♎hiên bẩm, Lee rất nhanh, khéo. Từ đây, cậu bé sớm trở thành trụ cột ở đội bóng tại khu vực hay tại trường học khi đi thi đấu với các đội bóng nhí khác. Đội có Lee Nguyễn gần như lúc nào cũng giành chiến thắng và bản thân cậu nhóc có trận ghi cả 10 bàn.
"Lee đá hay hơn đám trẻ con Mỹ nhiều, vì꧂🍎 mấy đứa nhỏ kia đâu có tập luyện gì đâu. Bởi vậy nhiều lúc có trận nó ghi cả chục bàn, bên kia họ đá không lại. Đá riết nên đi đâu cứ thấy Lee trong đội hình là phía bên kia phụ huynh họ nhao lên không cho nó đá nữa. Họ nói đứa nhỏ này ăn gian tuổi, chứ tuổi đó không thể đá hay như vậy được. Bị kiện ăn gian tuổi vài lần như vậy nên những lần sau, hễ Lee đi thi đấu là tôi phải cầm theo giấy khai sanh của con, để khi ai kiện thì giơ ra chứng minh", ông Phẩm chia sẻ.
Một trong những kỷ niệm mà ông Phẩm nhớ nhất lúc Lee Nguyễn còn bé là những cú có lực rất mạnh: "Được tập nhiều nên Lee sút bóng mạnh lắm. Bao nhiêu trận Lee sút bóng trúng mặt mấy đứa nhóc người Mỹ, làm mấy đứa nhỏ trúng banh đau quá khóc bù lu bù loa. Mấy đứa thủ môn đó sau cứ thấy Lee là sợ, thậm chí cứ hễ nó giꦫơ chân sút là tìm cách né🅷”.
Sau này, khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và mỗi lần được báo chí ở Mỹ hỏi ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp, tiền vệ nhạc trưởng của New England Revolution luôn trả lời: "Cha tôi. Cha đã dạy tôi đá bóng từ lúc🐼 còn rất bé và luôn theo dõi tôi".
Đăng Khoa