Nói tới Lee Nguyễn, ngay cả báo chí ♏Mỹ cũng xem đây là một trường hợp "lạ lùng và dị biệt". Lạ lùng bởi Lee Nguyễn là một sản phẩm do bóng đá Mỹ tạo nên, nhưng lại có nguồn gốc nước ngoài. CLB bóng đá trẻ Dallas Texans mà Lee Nguyễn trưởng thành do một cựu đội trưởng tuyển Iran dự World Cup 1978 - ông Hassan Nazari - thành lập đầu thập niên 1990.
Con đường đi của Lee Nguyễn được coi là dị biệt bởi cầu thủ gốc Việt này nổi danh rất sớm, như một trong những thần đồng bóng đá tại thành phố Dallas (Texas) và cũng sớm xuất ngoại khi đầu quân cho CLB danh tiếng PSV Eindhoven. Xuất phát điểm của Lee Nguyễn tốt hơn hầu hết𝓡 các cầu thủ Mỹ, thậm chí﷽ là hiếm hoi, vì đi từ giải bóng đá Đại học thẳng sang một CLB lớn tại châu Âu.
Thế rồi, con đường bóng đá của Lee Nguyễn có lúc tưởng chừng bị "vứt bỏ" khi anღh trở về Việt Nam thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai và Bình Dương. Để rồi lúc quay lại Mỹ năm 2012, Lee Nguyễn phải làm lại từ con số không tròn trĩnh, cùng mức🌱 lương dành cho cầu thủ học việc 44.000 đôla một năm (chưa thuế).
Nhưng lịch sử 23 năm của giải MLS đã chính thức công nhận Lee Nguyễn là tiền vệ ghi bàꦯn nhiều nhất trong một mùa giải, với 18 bàn cho New England Revolution ở giải đấu miền Đông và hai bàn tại vòng play-off mùa 2014. Sự tỏa sáng của Lee Nguyễn thậm chí giúp Revolution lần đầu tiên giành quyền chơi chung kết MLS Cup sau bảy 🐼năm.
Nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc với nhiều thành phần di dân từ Á châu lớn như Hoa, Ấn Độ, Philippines, Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản.... Nhưng lịch sử bóng đá nước này chưa có cầu thủ gốc Á nào đến từ Việt Nam và đạt được thành tựu to lớn như Lee Nguyễn. Người Hoa là cộng đồng châu Á lớn nhất Mỹ, nhưng ngay cả huyền🐟 thoại MLS Brian Ching - cầu thủ gốc Hoa thành công nhất - cũng không đạt được tầm cỡ như tiền vệ sinh năm 1986.﷽
Theo thống kê của trang MLSsoccer, kể từ khi về chơi ở MLS mùa 2012 đến mùa 2015, Lee Nguyễn thi đấu trên 134 trận (bảy trận ở vòng play-off), tức là trung bình 3🐟4 trận mỗi mùa, với số trận xuất phát là 129 trận. Tổng cộng số phút thi đấu (không tính bù giờ) của Lee Nguyễn là 11.313 phút - tức trung bình 84,5 phút mỗi trận.
Thống kê đó cho thấy suốt bốn năm qua ở giải đấu nhà nghề Mỹ, không có cầu thủ nào đá nhiều hơn Lee Nguyễn về số trận lẫn số phút 🦩có mặt trên sân.
Tổng số bàn thắng của Lee Nguyễn là 36 và số đường chuyền thành bàn là 28 - tính đến thời điểm mùa 201ꦉ5 ở các khu vực hạ màn cuối tuần qua, và New England Revolution đã giành được quyền vào chơi vòng play-off mùa thứ ba liên tiếp.
Với các giải thưởng cá nhân, Lee Nguyễn đạt được gần như tất cả danh hiệu ở MLS, như Cầu thủ hay nhất mùa 2012 do CĐV của New England bầu chọn; Cầu thủ hay nhất tháng, Bàn thắng đẹp nhất tháng, Đội hình tiêu biểu mùa 2014 hay lọt vào Top ba đề cử cho danh hiệu Most Valuable Player 2014… Không thể không kể đến việc Lee Nguyễn🌊 được trở lại tuyển Mỹ sau bảy năm vắng mặt dưới thời HLV Jurgen Klinsmann.
Đặc biệt ở một đội bóng đặc biệt…nghèo
Điểm sáng của Lee Nguyễn nằm ở chỗ anh tỏa sáng ngay ở một đội bóng hầu như không được đầu tư gì trongಌ nhiều năm qua như New England Revolution. Báo chí Mỹ thậm chí vẫn hay xếp Revolution vào nhóm đội nhà nghèo ở MLS.
Bên cạnh tài năng thiên bẩm, ý chí vươn lên thì thành công của Lee Nguyễn phải kể đến mối duyên kỳ ngộ với HLV Jay Heaps. Đối với bóng đá Mỹ việc một HLV theo đuổi triết lý bóng đá kỹ thuật đã ít ỏi, mà việc HLV đó lại chủ đích xây dựng lối đá của cả đội bóng xung 😼quanh một cầu thủ gốc Á chỉ cao 1,73m là điều mà ông Nguyễn Vă😼n Phẩm, cha của Lee Nguyễn, nhận định rằng "chưa từng xảy ra”.
Khi Lee Nguyễn mới 💮đến Revolution, HLV Jay Heaps bố trí tân binh số 24 đá vị trí lệch biên trái, giống như✤ thời Lee Nguyễn chơi tại Hà Lan, Đan Mạch và tuyển Mỹ năm 2007. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, Jay Heaps đã nhận ra rằng đó là một sự phí phạm lớn với cầu thủ có kỹ thuật cá nhân điêu luyện và nhãn quan chiến thuật sắc bén này.
Jay Heaps điều Lee Nguyễn vào đá vị trí tiền vệ tổ chức tấn công, chơi sau tiền đạo cắm và ở vị trí trung tâm này tiền vệ gốc Việt như cá gặp nước, thỏa sức vùng vẫy. Dù vậy, mọi sự vẫn chưa thật suôn sẻ khi tuyến tiền vệ🔥 đánh chặn của Revolution không chắc chắn, và Le💞e Nguyễn theo chiến thuật buộc phải lui về sâu để hỗ trợ phòng thủ.
"Tôi học cách phòng ngự vì đó là yêu cầu chiến thuật. Tôi cho đó là sự tiến bộ cá nhân, nhưng ở mùa bóng 2013 trở đi Jay đã bố trജí hai tiền vệ phòng ngự phía sau lưng và đưa tôi lên đá như một tiền đạo lùi thì mọi chuyện đã thuận lợi hơn hẳn", Lee Nguyễn nói. Việc Revolution tăng cường kịp thời Jermain Jones ở nửa cuối cùng 2014 và sự trưởng thành vượt bậc của tiền vệ trẻ Scott Caldwell hay sự ăn ý với tiền vệ Daigo Kobayashi (Nhật Bản) giúp Lee Nguyễn giải phóng toàn bộ năng lượng và trở thành "thùng thuốc súng" tại MLS.
HLV Jay Heaps nói với tờ Boston Globe: "Lee Nguyễn có đôi chân ma thuật, rất nhanh nhẹn và chuyện thắng ở các tình huống một đối một với cậu ta chỉ như một trò đùa. Lee đã ghi nhiều bàn thắng hay chuyền nhiều đường ăn bàn nhưng có rất nhiề꧋u trận đấu dù không ghi bàn nào thì cậu ta vẫn chơi hay hơn".
Ở New✨ England Revolution, sự cạnh tranh vai trò nhạc trưởng diễn ra gay gắt khi hai tiền vệ trẻ là Diego Fagundez và Kelyn Rowe luôn muốn soán ngôi của Lee Nguyễn. Nhưng qua vài lần thử nghiệm, HLV Jay Heaps vẫn chốt rằng vị trí "số 10" thuộc về t𒁏iền vệ đến từ Dallas.
Tại MLS, Lee Nguyễn cùng Revolution đã đối đầu và chiến thắng trước những danh thủ hay nhất từ David Beckham, Landon Donovan (LA Galaxy), Thiery Henry, Bradley Wright-Philipps (New York Red Bulls), Micheal Bradley (Toronto), Beckerman (Real Salt Lake), Clint De♓mpsey (Seattle Sounders) cho đến Andrea Pirlo, Frank Lampard, David Villa (New York City)…
♒Lịch sử giải MLS rồi đây sẽ dành một vị trí trang trọng cho cầu thủ đeo số áo 24 với tên NGUYEN.
Lee Nguyễn (Nguyễn Thế Anh) sinh ngày 7/10/1986 tại Texas là một cầu thủ bóng đá người Mỹ gốc Việt. Năm 2004, anh chơi cho câu lạc bộ bóng đá Dallas Texans và được bầu là Cầu thủ trung học hay nhất nước Mỹ. Năm 2005, Lee Nguyễn gia nhập đội♍ bóng đá của trường Đại học Indiana và được bầu là Cầu thủ sinh viên h𒆙ay nhất nước Mỹ. Cùng năm đó, Lee Nguyễn vào đội tuyển bóng đá quốc gia U20 Mỹ tham dự giải vô địch bóng đá trẻ thế giới ở Hà Lan. Hai năm sau, vào tháng 6/2007, Lee Nguyễn được gọi vào đội tuyển quốc gia, thi đấu bốn trận. Sau một thời gian thi đấu ở châu Âu, năm 2009, Lee Nguyễn về Việt Nam khoác áo Hoàng Anh Gia Lai rồi Bình Dương, nhưng không thành công. Từ năm 2012, Lee Nguyễn trở về giải bóng đá Mỹ và thi đấu cho New England Revolu🍷tion. Mùa trước, anh là một trong những cầu thủ hay nhất giải. Đầu năm 2015, Lee Nguyễn được gọi trở lại đội tuyển Mỹ. |
Đăng Khoa