Tôi có một cậu bạn chơi thân từ năm cấp ba, học tiếng Anh rất kém, nếu như không muốn nói là mất gốc. Sau khi có công việc đầu tജiên,ജ bằng sự nỗ lực của mình, bạn tôi đã được đề bạt lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Nhưng ở vị trí này cần giao thiệp rất nhiều với khách nước ngoài, nên cậu mới lật đật đi học các khóa tiếng Anh cấp tốc. Nhưng kết quả, cậu cũng chỉ có thể bập bõm được vài câu đơn giản. Đôi khi, bạn còn tâm sự với tôi rằng "ước gì đi học tiếng Anh sớm hơn".
Một người bạn khác của tôi thì tuy nhà nghèo nhưng học rất siêng năng. Vì không đủ kinh phí đi học thêm nên cậu chủ yếu tự học ở♏ nhà. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn đăng ký ôn luyện IELTS tại một trung tâm có tiếng trong thành phố. Sau khi có chứng chỉ IELTS, cậu vào làm luôn ở trung tâm đó và bây giờ đã là trưởng của chi nhánh. Không những thế, bạn còn là người biên soạn chương trình luyện thi IELTS tại chính trung tâm đó.
Đó chỉ là hai ví dụ thực tế mà tôi biết được để nói lên tầm quan trọng trong việc học tiếng Anh từ sớm. Giống như cậu bạn đầu tiên của tôi, chúng ta không thể nào biết được trong tương lai mình có làm việc với người nước ngoài hay không? Và việc học tiếng Anh để có thể giao tiếp lưu loát cần một quá trình dài rèn luyện chứ không thể chỉ trong vài tháng là được (trong trường hợp nếu bạn🌃 không có năng khiếu ngôn ngữ).
Vậy thứ gì khiến chúng ta có thể giao tiếp lưu loát? Đó là phản xạ. Về mặt định nghĩa, phản xạ là phản ứng của cơ thể nhằm đáp trả nhữngඣ tác động của môi trường dưới tác động của hệ thần kinh. Và trong tiếng Anh (hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác), phản xạ trong giao tiếp có nghĩa là bạn luôn sẵn sàng đáp trả lời câu hỏi ngay lập tức mà không cần mất nhiều thời gian trong việc suy nghĩ. Đây là một loại phản xạ không điều kiện, vô thức mà chỉ cần nghe tới là bạn có thể đáp lại ngay tức khắc.
>> 'Người Việt tốn quá nhiều thꦐời gian cho việc học tiếng Anh'
Tại sao chúng ta lại cần có phản xạ? Hãy thử tưởng tượng, bạn đang hỏi ai đó về một vấn đề gì đó nhưng họ lại phải mất rất nhiều thời gian để đưa ra câu trả lời và cách họ trả lời cũng ấp úng, không tròn vành rõ chữ thì liệu bạn có còn hứng thú để tiếp tục cuộc trò chuyện không? Đối với các nước dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chính như Philippines hay Singapore, vấn đề này không khó vì họ giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày nên phản xạ sẽ ngày một sắc bén hơn. Còn với một nước không coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính như Việt Nam, chỉ có một con đường duy nhất là rèn luyện từ sớm.
Thêm nữa, chương trình tiếng Anh ở bậc phổ thông tại nước ta gần như chỉ tập trung vào ngữ pháp. Không có ai chỉ đọc sách và học thuộc cấu trúc ngữ pháp mà có thể giỏi tiếng Anh được. Để đánh giá một người có giỏi trong ngôn ngữ nào hay không, hãy nhìn cách họ giao tiếp. Lấy ví dụ, không có đứa trẻ nào mới sinh ra mà có thể nói được cả. Chúng phải biết lắng nghe những người xung quanh nói, hiểu được những từ ngữ đó, rồi từ từ mới tự mình nói theo.⭕ Từ những câu nóཧi đó, trẻ mới đọc được những đoạn văn trong sách và viết ra vở.
Đó cũng là lý do vì sao thứ tự của các kỹ năng luôn là nghe - nói - đọc - viết. Kỹ năng nghe luôn là tiên quyết trong việc học một ngôn ngữ mới và làm tiền đề cho các kỹ năng khác. So với đọc và viết (hai kỹ nă♛ng chủ động) thì 🅰nghe và nói là hai kỹ năng thụ động chính là tiền đề để rèn luyện phản xạ cho người sử dụng. Bởi lẽ, chúng là những kỹ năng thụ động, nên bạn có thể sử dụng chúng một cách vô thức, không cần điều kiện.
Thật đáng tiếc, chúng ta chỉ được rèn luyện những kỹ năng chủ động trong chương trình phổ thông. Và từ đó dẫn tới việc, học sinh tốt nghiệp phổ thông lại không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Tóm lại, bạn có thể cảm thấy bản thân không cần học tiếng Anh nhưng đừng vì thế mà phủ nhận nhữn꧒g lợi ích của việc rèn luyện tiếng Anh từ sớm.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không n꧅hất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.