Chiều 25/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng ♓chống thiên tai tổ chức cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão Noru đang tiến vào Biển Đông. Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho hay những ngày qua cơ quan này thường xuyên trao đổi t🌌hông tin về bão Noru với cơ quan khí tượng Nhật, Mỹ, Hong Kong và thống nhất Noru có thể là siêu bão (cấp 16, sức gió từ 184 km/h trở lên), hiện là cấp 15 (167-183 km/h).
"Bão rất mạnh với tâm sắc nét, khí áp rất thấp, cấu trúc bão đồng nhất với chiều cao từ mặt đất trở lên là 5-10 km", ông Thái nói và cho biết giữa Biển Đông không có không khí lạnh như mọi lần nên đường đi của bão thuận lợi. Khi qua Philippines bão sẽ giảm 1-3 cấp, khi vào Biển Đông sẽ mạnh trở lại. Bão đang giai đoạn trưởng thành nên khả n⛦ăng đạt cấp 15 khi qua nam quần đảo Hoàng Sa, gần vào đất liền sẽ giảm đi 1-2 cấp.
Bão dự kiến đi vào bốn tỉnh thành Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảngꦍ Ngãi và Bình Định. Hiện đài Việt Nam, Nhật Bꦅản và Hong Kong nhận định bão gần bờ đạt cấp 13 (sức gió 134-149 km/h), phía Mỹ dự báo cấp 15-17 do hệ thống quan trắc và hệ quy chiếu khác nhau.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp ♛thì cho rằng Noru đang cấp siêu bão. Trong 20 năm qua, đây là cơn bão lớn nhất, mạnh hơn cả bão Xangsane đổ bộ miền Trung tháng 9/2006 làm 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương. Noru dự báo có đường đi, thời điểm đổ bộ gần giống với Xangsane.
Có thể thành lập Ban chỉ đạo tiền phương chống bão
Trước diễn biến khó lường của Noru, Thứ trưởng Hiệp cho biết Bộ đã tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo tiền phương, đặt trụ sở tại tâm bão có thể là Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó thủ tướ🐟ng Lê Văn Thành. Hiện Bộ đã chia 8 địa phương ở vùng trực tiếp ảnh hưởng của bão thành hai cấp độ. Bốn địa phương rủi ro thiên tai cấp độ 4 (cao nhất cấp 5 - thảm họa) gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Bốn tỉnh rủi ro thiên tai cấp 3 gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên v🌼à Khánh Hòa.
"Các kịch bản ứng phó hiện đã có. Ưu tiên là con người, sau đó tới tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản. Chúng ta cố gắng kêu gọi các tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới, theo hướng chạy ra phía bắc hoặc nam, tránh chạy vào bờ vì rất nguy🥀 hiểm", ông Hiệp nói, cho hay có thể ngay trong ngày mai, các địa phương sẽ bắt đầu cấm tàu thuyền ra khơi và ban hành lệnh cấm biển 24 giờ trước khi có lệnh cảnh báo thiên tai rủi ro.
Thứ trưởng Hiệp cũng lưu ý các địa phương bảo đảm nguyên tắc 4 tại chỗ một cách hiệu quả, thực chất. Sơ tán dân cần có các kịch bản, cần sơ tán tới những nơi gần nhất, an toàn nhất. ❀"Với cấp độ rủi ro như hiện tại, các nhà cấp 4 phải sơ tán dân, chằng chống nhà cửa để giảm tối đa thiệt hại. Địa phương cần chuẩn bị lệnh cấm đường, cho học sinh nghỉ học", ông Hiệp🌸 nói.
Sơ tán dân, kêu gọi tàu thuyền tránh xa vùng nguy hiểm
Theo ông Phạm Đức Luận, Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các tỉnh thành từ Quảng Bình tới Bình Thuận đã rà soát phương án sơ tán 868.230 người. Trong đó các địa phương dự kiến bão đổ bộ, hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi sẵn sàng sơ tán hơn 93.000 hộ với 368.000 dânꦯ.
Các hộ dân phải sơ tán do có nhà ở vùng ven biển, cửa sông, có nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng lớn, ngập 🧜sâu, sạt lở; sinh sống trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng tꦛhủy sản, khu dân cư có thể bị lũ quét...
Về tình hình tàu thuyền, các địa phương từ Quảng Bình tới Bình Thuận đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm và hướng dẫn cho hơn 57.800 tàu với 300.000 lao động tránh trú bão. Trong đó, hoạt động trong khu vực bắc và giữa Bi🦄ển Đông (gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là 739 tàu với hơn 7.450 người. Trong 24 giờ tới, ở vùng nguy hiểm còn 127 tàu, riêng Bình Định 100 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu.
Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) trong 24 giờ tới là từ vĩ tuyến 12,5 đến 20; phía đông kinh tuyến 114 độ. Tàu thuyền hoạt động trong vùng này có nguy cơ cao hứng chịu gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Ông Luận cho rằng "không t𝄹àu đánh cá nào chạy nhanh bằng bão" nên các địa phương cần nhanh ch🌱óng kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm.
Theo ông🃏 Luận, cần rút kinh nghiệmꦆ của những trận bão trước, rất nhiều tàu thuyền khi vào khu neo đậu chằng chéo không cẩn thận dẫn tới va đập và chìm. Địa phương cũng "hết sức lưu ý các tàu vận tải, một số tàu vào tới cửa cảng, nhưng không vào cảng, khi bão tới là bị đánh chìm".
Chỉ đạo cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương không được phép chủ quan, tránh trường hợp như năm ngoái bão nhỏ nhưng tàu thuyền vào chậm nên vẫn có người chết. Ngoài bảo đảm an toàn 🅰cho con người, 𒅌phương tiện, địa phương phải bảo vệ hoa màu, thủy sản cho dân; sẵn sàng lương thực, thực phẩm để hỗ trợ dân trong trường hợp bị chia cắt bởi bão.
Chiều 25/9, Thủ tướng đã có công điện gửi 14 tỉnh thành ven biển từ Thanh Hóa tới Bình Thuận, hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum yêu cầu thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, chủ tịch các tỉnh thành cần hoãn cuộc họp không cấp bách để tập trung ứng phó với bão, căn cứ diễn biến bão ൩ban hành lệnh cấm biển, cho học sinh nghỉ học, hướng dẫn tàu thuyền trú tránh, sơ tán người dân tại nơi nguy hiểm, kiểm soát giao thông trước và trong bão...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công𓂃 Thương phối hợp với địa phương triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, tàu tꦆhuyền, hệ thống điện, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp...
Tháng 9/2006, bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam với sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 14. Bão gây mưa lớn cho khu vực Nghệ An - Quảng Ngãi, riêng Quảng Bình - Thừa Thiên Huế mưa 300-400 mm. 76 người đã chết và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và𝓀 hư hại.
Việt An