Sáng giữa tháng 5, bà Lê Thị Thiệp, 70 tuổi, ở xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, thức dậy nấu cơm rồi đùm cơm, thức ăn chuẩn bị cho một ngày vào rừng hái rau ranh. "Xưa rau ranh là cây chống đói của người dân vùng cao, thường nấu độn với cháo꧅ ăn qua ngày. Nay rau ranh trở thành đặc sản, có thể chế biến nhiều món như nấu canh, xào, luộc và ngon nhất là nấu với ốc suối", bà Thiệp nói.
Buộc chiếc giỏ nhựa giống như chiếc gùi sau lưng, bà Thiệp cho cơm, nước uống vào rồi cuốc bộ vào rừng. Đi chừng 10 phút, qua cây cầu gỗ dài 20 m bắc qua sông Cái, bà đến cánh♚ rừng keo tràm xanh ngút ngàn.
Đầu hè thường xuất hiện mưa giông, tán rừng🦩 ẩm ướt. Trên lớp thực 🐷bì dày đặc lá khô hoai mục có sên, vắt nên bà phải mang ủng, tất ngăn chúng bám vào. Đôi ủng cũng giúp bà bám chắc khi di chuyển qua sườn núi dốc đứng, trơn trợt.
Hơn 25 năm hái rau rừng, bà Thiệp thuộc lòng những nơi có rau ranh. Loài rau này mọc hoang dại trong rừng, không chịu tác động của phân bón, hóa c💮hất nên rất sạch. Cây thâꦚn gỗ, cao hơn nửa mét, gốc to bằng cổ tay, có nhiều nhánh mọc thẳng đứng. Lá cây to bằng lá chè, lá non màu nâu đậm như cà phê sữa, khi già chuyển sang xanh đậm. Lá non trơn bóng, vò nát có nhớt và mùi hơi chua.
Như bao loài🀅 cây khác, rau ranh đến mùa xuân ra lộc. Song thời điểm ngon nhất là đầu hè khi những cơn mưa đổ xuống. Mỗi cành ra từ 2 đến 5 năm lá non, mỗi lá dài 5-8 cm. Hái hết cây này đến cây khác đầy nắm rau ranh, bà Thiệp cẩn thận gói trong túi nylon rồi cho vào gùi.
Trước đây trên những cánh rừng miền Trung, rau ranh nhiều. Song khi cây gỗ keo tràm có giá trị kinh tế, người dân phát dọn, đốt cháy lấy đất trồng khiến rau chết dần. 🌟"Những cánh rừng gần khu dân cư nay chỉ còn sót lại một vài nơi rau ranh mọc, để hái được nhiều phải đi xa", bà Thiệp nói.
Sau gần một giờ leo núi, luồn lách dưới rừng gỗ keo, leo dốc khiến đôi chân mỏi, mồ hôi nhễ nhại, áo ướt đẫm, bà Thiệp tìm 🐎chỗ đất bằng ngồi nghỉ. Đưa chai nước ra uống cho đỡ khát, bà mang rau ra nhặt bỏ lá già. "Rau ranh chỉ dùng được lá non, lá già nấu ăn dai không ngon", bà giải thích.
Sau bữa trưa trong rừng, bà tiếp tục�� tìm kiếm rau ranh cho đến 13h về nhà với một giỏ đầy. Nhà nằm trên con đường liên xã có nhiều người qua lại nên bà Thiệp chỉ cần soạn rau ra ven đường bán, giá♋ 7.000 đồng một bó bằng nắm tay. Cuối ngày số rau được mua hết, bà thu khoảng 100.000 đồng. Hết mùa rau ranh, bà chuyển qua hái rau ngót, rau má, rau dớn, lủi...
Cùng thôn với bà Thiệp, bà Nguyễn Thị Nhuận, 52 tuổi, có thời gian nhàn rỗi n🐲ên vào rừng hái rau ranh mang về bán. Cứ hái hết lớp lá này, sau 10 ngày quay lại hái lớp lá mới. Rau mọc tự nhiên nên ai gặp thì hái. Ngày nhiều, bà thu nhập hơn 150.000 đồng, ngày ít vài chục nghìn.
Ngày cuối tuần, bà Nhuận dành một phần rau ranh để nấu với ốc suối. Loại ốc này to bằng ngón tay, bám vào các tảng đá trên suối. Sau một đêm ngâm ốc cho nhả hết bùn đất, bà c❀ắt phần đuôi ốc và luộc chín. S൩au cùng, bà cắt nhỏ hoặc vò rau ranh bỏ vào, thêm chút gia vị.
"Khi ăn rau mềm, giống như lá mồng tơi🌳, ốc hút từn🌼g con béo ngậy quyện cùng hương vị chua chua, ngọt bùi của nước, rất tuyệt", bà Nhuận kể.