Theo Business Korea, sau thông báo rút khỏi thị trường smartphone, LG sẽ tiến hành các bước tiếp theo để đóng🌠 cửa các nhà máy ở Hải Phòng (Việt Nam), Taubate (Brazil) và Thanh Đảo (Trung Quốc). Tro😼ng đó, nhà máy tại Hải Phòng là cơ sở sản xuất smartphone lớn nhất của hãng. Công suất trung bình mỗi năm của cơ sở này khoảng 10 triệu thiết bị di động, tương đương nửa sản lượng smartphone toàn cầu của hãng.
Ban đầu LG kỳ vọng sẽ tìm được khách hàng mua lại nhà máy Hải Phòng với giá 100 tỷ won (2.064 tỷ đồng). Tuy nhiên, Business Korea cho rằng LG khó bán được nhà máy này với giá mong muốn. Nguyên nhân đầu tiên là mức này quá cao. Hơn nữa, các ಌhãng sản xuất smartphone tại Việt Nam đều đã có d🌠ây chuyền sản xuất riêng. Các nhà máy của LG ở Taubete và Thanh Đảo cũng gặp khó khăn tương tự.
Nguồn tin độc quyền của The Korea Herald cho biết: "Khi nỗ lực bán mảng kinh doanh điện thoại không thành, LG đang cân nhắc mọi phương án để tận dụng tối đa hiệu quả của các nhà máy. Một số cơ sở có thể được chuyển đổi sang sản xuất thiết bị khác". Business Korea cho biết cơ sở không thể bán được sẽ phải thanh lý mặt🍸 bằng để thu hồi tối đa lợi🐎 nhuận.
Báo chí Hàn Quốc cũng lưu ý rằng việc LG thoát khỏi mảng kinh doanh smartphone và đóng cửa các nhà máy sản xuất có thể gây ra làn sóng thất nghiệp tại địa phương. Cuối tháng 2, sau khi có tin đồn về việc LG bán nhà máy Taubate, Giám đốc điều hành và nhiều nhân viên ở đây đã 🌠đình công do lo ngại về thu nhập và công việc trong tương lai.
Tại Việt Nam, LG đang có ba nhà máy lớn tại Hải Phòng. Nhà máy LG Electronic🅷s chuyên sản xuất điện thoại di động, TV, điều hòa, máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh... Nhà máy LG Innotek Vietnam chuyên sản xuất mo🍸dule camera cho smartphone. LG Display Vietnam sản xuất màn hình.
Trước khi quyết định rút lui khỏi mảng kinh doanh di động, LG từng nỗ lực bán lại mảng kinh doanh smartphone tại Mỹ cho Tập đoàn Vingroup của Việt Nam, ꦡnhưng không thành. Nguyên nhân đến từ đề nghị của V🍌ingroup thấp hơn so với mức mong muốn của LG.
Khương Nha