Trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Volkan Bozkir và Ngoại trưởng Mỹ Antony🐭 Blinken hôm 2/3, Kya🌺w Moe Tun cho biết ông vẫn là đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc, bất chấp thông báo sa thải cuối tuần trước của chính quyền quân sự Myanmar.
"Những người t♚iến hành cuộc đảo chính bất hợp pháp chống lại chính phủ dân chủ Myanmar không thể tước đoạt quyền hợp pháp của tổng thống nước tôi", Kyaw Moe Tun viết ܫtrong thư.
Kyaw Moe Tun bị sa thải chỉ một ngày sau bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó ông kêu gọi các nước sử dụng "bất kỳ biện pháp nào cần thiết" để đảo ngược cuộc đảo c🐓hính đã lật đổ C꧂ố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Quân đội Myanmar cáo buộc hành vi của ông là "phản bội đất nước".
Tuy nhiên, phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết văn phòng Tổng thư ký Aဣntonio Guterres được thông báo hôm 2/3 rằng chính quyền Myanmar đã sa thải Kyaw Moe Tun và bổ nhiệm cấp phó của ông là Tin Maung Naing làm quyền đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc.
"Thành thật mà nói, chúng tôi đang trong tình huống rất đặc biệt mà từ lâu không gặp phải. Chúng tôi đang cố gắng sắp xếp thông qua tất cả quy trình pháp lý và các biện pháp🐷 khác", Dujarric cho hay.
Tổng thư ký Guterres trước đó cam kết huy động áp lực toàn cầu "để đảm bảo cuộc đảo chính thất bại". Đặc phái viên của ông về Myanmar, Christine Schraner Burgener, cũng cảnh báo không quốc gia nào nên công nhận hoặc hợp pháp hóa chính quyền q🍨uân sự Myanmar.
Tranꦯh chấp về ghế đại diện Myanmar có thể sẽ phải được ủy ban xác nhận gồm 9 thành viên của Liên Hợp Quốc xem xét. Ủy ban này sau đó sẽ báo cáo với Đ🎀ại hội đồng, cơ quan ra quyết định cuối cùng.
Theo quy trình của Đại hội đồng, chứng nhận đại sứ tại Liên Hợp Quốc phải được người đứng đầu nhà nước, chính phủ hoặc ngoại trưởng cấp. Thông báo được chính quyền quân sự Myanmar gửi tới văn phòng ông Guterres hôm 2/3 có tiêu đề của Bộ Ngoại giao Myanmar, nhưng dưới dạng công hàm và không được ký🌊 tên.
Kyaw Moe Tun lưu ý trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng rằng Tổng thống Win Myint và Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc năm 𓆉ngoái và họ vẫn là lãnh đạo được bầu hợp pháp. Dujarric cho biết Liên Hợp Quốc chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về thay đổi chính phủ Myanmar kể từ cuộc đảo chính 1/2.
Các nghị sĩ bị lậtﷺ đổ trong cuộc đả𒐪o chính đã thành lập một ủy ban và Kyaw Moe Tun nói với Đại hội đồng tuần trước rằng ủy ban này là "chính quyền Myanmar được bầu hợp pháp, hợp lệ, phải được cộng đồng quốc tế công nhận".
Kyaw Moe Tun cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ "tiếp tục hỗ trợ công việc của tôi với các quy định miễn trừ theo thông🐬 lệ đối với vai trò này". Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc trước đó tuyên bố bà vẫn công nhận ông Kyaw Moe Tun là đại diện chính thức của Myanmar.
Liên Hợp Quốc từng phải giải quyết vấn đề cạnh tranh quyền đại diện tại cơ quan này. Tháng 9/2011, Đại hội đồng thông qua yêu cầu của Libya về công nhận đại sứ chính phủ lâm thời của đất nước, sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước châu Âu côn✅g nhận chính quyền mới.
Huyền Lê (Theo Reuters)