Tuyên bố chung do Anh soạn thảo đã🔜 không thể đạt được đồng thuận t🐻ừ tất cả thành viên trong phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 30/4.
Bản sao dự thảo cho thấy Hội đồng Bảo an có kế hoạch "ủng hộ hoàn toàn vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)", đồng thời khuyến khích chuyến thăm của đặc phái viên LHQ về Myanmar Christine Schraner được tiến hành "càng sớm c🔜àng tốt". Dự thảo cũng nhấn mạnh các thành viên HĐBA "một lần nữa lên án mạnh mẽ bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa" và "nhắc lại kêu gọi quânﷺ đội kiềm chế tối đa".
Các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc và Nga đã phản đối dự thảo ꦦcủa Anh và đề xuất văn bản riêng, điều mà đa số thành viên Hội đồng Bảo an cho rằng "không thể chấp nhận". Họ cho biết các cuộc thảo luận đang được tiến hành để hợp nhất hai dự thảo.
Phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liênౠ Hợp Quốc do Việt Nam triệu tập để trình bày kết luận từ hội nghị thượng đỉnh về Myanmar của ASEAN ở Indonesia tuần trước. ASEAN sẽ bổ nhiệm một phái viên để hỗ trợ giải quyết khủng hoảng chính trị ở Myanmar sau cuộc đảo chính ngày 1/2.
Trong cuộc họp, đặc phái viên Christine Schraner cũng trình bày báo cáo về phiên thảo luận dài giữa bà 🌸và lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, được tổ chức bên lề hội nghị của ASEAN. Các nhà ngoại giao cho biết đặc phái viên, người hiện ở Bangkok, tiếp tục bị từ chối yêu cầu tới thăm Myanmar.
Brunei, hiện là chủ tịch ASEAN, đã đề xuất ý tưởng về chuyến thăm chung của đặc phái viên LHQ và người đồng cấp ASEAN trong tư♐ơng 💫lai.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), gần 760 dân thường Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính suốt ba tháng qua. Chính quyền quân sự gọi người biểu tình là "những kẻ bạo loạn tham gi🅘a hành động khủng bố".
Thanh Tâm (Theo AFP)