Chia sẻ với bài viết "Người nước ngoài kể chuyện lì xì Tết Việt", độc giả Đức Lợi chia sẻ câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi lì xì tiền trực tiếp cho trẻ:
"Tôi có một đứa💫 cháu họ 5 tuổi. Tết năm ngoái, tôi mừng tuổi 20 ngàn đồng, đứa bé không hào hứng, bảo: "Ông mừng tuổi cháu tờ 500 ngàn ấy". Năm nay, tôi lại đến nhà, mừng tu💯ổi đứa bé 20 ngàn, nó nhìn qua rồi lại dán mặt vào điện thoại để chơi game, không thèm cầm. Bố đứa bé thấy vậy phải quát, khi đó nó mới miễn cưỡng cầm lấy, cũng chẳng thèm nói "cháu xin" như những đứa trẻ khác nữa. Tôi thấy rất bực mình, có lẽ Tết năm sau sẽ không mừng tuổi cho cháu nữa".
Nói về vấn đề này, bạn đọc Stephanie Pham Nguyen bày tỏ quan điểm cho rằng sử dụng phong bao lì xì góp phần làm trẻ có tư tưởng tỵ nạnh nhau:
"Ngày xưa không có bao lì xì. Tôi nhớ sáng mồng một Tết, lũ trẻ chúng tôi áo xống, dép guốc mới🧸, xúng xính đứng xếp hàng chờ bố tôi mừng tuổi. Ông cụ rút trong túi ra tập tiền một hào mới phát cho mỗi đứa một tờ. Tôi mè nheo: "Cho con hào nữa". Ông xoa đầu tôi: "Ừ, cho bé hào nữa cho chóng lớn, đưa mẹ cầm hộ cho kẻo mất". Dù tôi công khai được nhiều hơn nhưng anh chị tôi không ai tỵ nạnh cả. Bây giờ, tiền mừng tuổi được bỏ vào bao lì xì. Trẻ em người lớn không bóc trước mặt thì cũng bóc đằng sau rồi so sánh sự khác nhau và coi đó là sự phân biệt đối xử hoặc đánh giá người cho tặng là rộng rãi hay keo kiệt. Đó là lý do tôi không thích bao lì xì".
Trong khi đó, độc giả Quỳnh Như Bùi lại có cái nhìn khác, ủng hộ chuyện sử dụng phong bao khi lì xì khi cho rằng:
"Phong bao có in hình in chữ. Đối với đứa nhỏ thì hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu. Đối với người lớn, mỗi người một lời chúc. Mở phong bao, người ta có thể xì x🦩ào mừng ít, mừng nhiều, nhưng vẫn còn hơn trẻ nhỏ nó nhìn thấy tiền mừng ít quá nhăn nhó, không nhận. Khi ấy người lớn còn xấu mặt cả đôi bên. Tôi vẫn thích phong bao lì xì của ngày Tết".
>> Quan điểm của bạn về cách lì xì cho trẻ thế nào? Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.